Nhãn

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

NO WOMAN NO CRY

Đây là bài hát nổi tiếng được Boney M hát, ban nhạc tiên phong trong việc dùng nam giới múa phụ họa mà đỉnh cao là Madonna sau này, 1 trong những band đầu tiên ghi âm hát với hò lại khác nhau, nhưng không ai hay. Thời ae ta sau này chắc mọi người nhớ vụ Milli Vannili với bản Girl I'm gonna miss you nổi tiếng, có Hoa Cương hát hay vãi.
Nhưng giật tít thôi. Lại nói chuyện xưa, nghe Modern Talking tan rã mà tôi buồn cả mấy tuần, chỉ mong đó không phải là sự thật.
Mấy năm sau vẫn buồn. Dù Dieter Bohlen lập Blue System vẫn giọng khàn, Andrea Thomas đẹp trai hát solo ...nhưng hết thời rồi.
Chuyện tan rã, không nói ra có khi không ai biết, ấy là từ lúc Andrea lấy vợ, hôm thì cô vợ bắt đi shopping cả buổi, hôm thì quắp anh chồng manly ngủ tới tận trưa bỏ bễ cả ghi âm, hát hò. Lại toàn cởi trần nên viêm họng. Có hôm thủ thỉ "Anh Dieter hát không ra gì đâu, sáng tác cũng toàn bài giống nhau, anh ra solo đi."
Dieter biết chuyện thì giận lắm, mình sáng tác cho từ Christ Nornan tới CCCatch, ai ai cũng nể phục, con dở này biết cái gì.
Đấy, chỉ vì vợ của Andrea mà Modern Talking thành Out date Silent. Mở ra trang mới cho Michael Jackson sau này tại Vn.
Nghiệm lại, mới biết “sinh có hạn, tử bất kỳ”. Năm 80 chưa biết chữ thì John Lennen đã bị ám sát, Beatles mãi mãi không thể tái hợp. Nhưng chuyện tan nát của Beatles đầu tiên cũng do vợ Paul McCartney, hệt vợ Andreas, nên John giận, John bỏ đi. Ae cũng gặp nhau mấy lần suýt tác hợp thành thì John lại lấy vợ mới, mẹ Yoko Ono người Nhật, xấu và già, thậm chí xấu hơn hết thảy các ce trong gr này, nhưng có kỹ nghệ Jav mà khiến John phải viết bài "Oh my love for the first time in my life, my mind is widely opened". Tạm dịch là "Ôi tình đầu của anh, em đã làm đầu anh bớt ngu."
Thật không thể hiểu nổi, John ăn bùa ngải thuốc lú gì mà viết tặng vợ 2 mấy câu như vậy. Và John ra đi tại NY khi ae, vợ con vẫn lủng củng, canh cánh bên lòng.
Nói đến Beatles không thể không kể tới George Harrison, tay ghi ta thượng thừa cùng với Eric Clapton, tác giả bài Tear in heaven hay Change the world, là 2 đại danh guitar thời cận đại. 2 ae chơi thân với nhau như môi với răng cho tới 1 ngày, 1 anh nhận ra vợ anh kia rất hợp với mình. Chị kia thì cũng vậy. Thế là môi với răng vập mịa vào nhau, 2 đại ca từ mặt nhau, nghe nói tới sát ngày George mất. Buồn quá.
Giữa thời kỳ 2 ban nhạc này là 4 ac ABBA ghi tắt tên của 4 người. Thân thiết quá, yêu nhau quá nên anh này lấy chị kia, chị này lấy anh kia. Chuyện tự nhiên lằng nhằng khi ghép bài thì lại phải đổi nhau. Ghen tuông, đố kỵ...rằng em hát hay hơn, rằng anh sáng tác là chính.... thành ra Abba tan đàn xẻ nghé, giờ là 4 gia đình. Bài Happy New Year rất hay, da diết nhưng nhạc thất tình, thật chả hợp gì cho Năm Mới, trừ VN với 90% mù ngoại ngữ.
Lại còn....
Đang định viết tiếp thì vợ quay lại bảo "Bỏ điện thoại xuống, bóp vai, đấm lưng cho em". Khổ quá. Thôi tôi up vội, dù nước mắt lã chã tuôn rơi.
NO WOMAN, NO CRY (bản fake)
#music
Tới 1h sáng nay, a bạn tôi, Dong Trong Long, vẫn cứ lèm bèm Bài hát này do Bob Marley sáng tác.
Vâng, không thể phủ nhận Record của Bob, ng được mệnh danh là Bob Dylan da đen, đã nổi danh toàn Mỹ và Anh năm 1975 (thế là đủ thế giới thời đó). Nhưng 1976 Boney M, 1 ban nhạc trình diễn biểu diễn lại.
Bao nhiêu năm câu hỏi ai? Bob hay Nhà Sx của Boney M sáng tác vẫn được đặt ra. Về cá nhân tôi vẫn ưng ac M. Còn anh Long, 1 KTs tài ba, với tâm hồn lãng mạn trào dâng, phang giữa mẹt tôi, tôi vẫn ưng, như ưng những thằng hay đâm dao sau lưng.
_____________________
Sau đây là bài của anh Long:
Cover lại bài viết của Ta Hoang Tuan
NO WOMAN NO CRY có lẽ là một trong những siêu phẩm đầu tiên của TG Tây phương được công khai bật lên cho thế hệ 91-94 chúng ta thưởng thức ….
Thứ âm nhạc tuyệt vời đó do Bob Marley sáng tác may mắn được Boney M truyền tải mà không hề bị kiểm duyệt – có lẽ bởi vì họ là ban nhạc Phương Tây đầu tiên đc phép biểu diễn tại Xô Viết Union ….
Cùng trong giai đoạn đó những năm 80 với sự nới lỏng hơn với văn hóa Tây phương….. chúng tôi lại đc đắm mình trong thứ âm nhạc pop đại chúng như Modern Talking và một loạt những cái tên lủng củng khác …. mà hình như ai cũng có một tuyển tập Love song nhạt nhẽo , nhai đi nhai lại mỗi ngày .
Trong thời kỳ có tí man dợ về văn hóa đó , có không ít những thanh niên 91-94 cố gắng thoát khỏi món ăn có sẵn, sợ hãi với tình hình phải giữ nguyên não trạng, lọ mọ tìm hiểu thêm thế nào là âm nhạc đích thực …. Dần dần một thế hệ mới Rồng lộn trở thành fan cứng của những Beatles , Beegees , Queen, rồi The Who, The Door …. Tiếp đó là cả Led Zepplin hay Bob Dylan …..
Âm nhạc đã làm thay đổi chúng tôi ….
Cùng với thời gian khi tìm hiểu những câu chuyện âm nhạc thú vị mới thấy cái đẹp huyền ảo của âm nhạc .
Eric Clapton chẳng thể có nổi tuyệt phẩm Layla nếu không có tình yêu đơn phương với Pattie Boyd – vợ của George Harrison ….. Và ông cảm thấy luôn day dứt vì đã yêu vk của người bạn thân nhất của mình …. Và thực sự dù phải làm tổn thương nhau , nhưng cái cách mà hai người đàn ông cư xử vẫn đẹp một cách khó tin …. Nỗi niềm đắng cay của George Harrison được trút hết vào ca khúc While my guitar gently weeps sẽ chẳng thể nào bay bổng nếu không có thêm tiếng guitar nghẹn ngào xuất thần mà Eric Clapton đem đến cho nó.
Cứ thế mỗi khi lớn lên rồi yêu rồi thất bại …. Rồng 91-94 lại biết thêm nhiều hơn từ Rock , Rap cả Heavy Metal nữa …. Nhưng họ vẫn không quên tính nhân bản …. Vẫn thuộc lòng Woman hay Don’t let me down ….để cảm xúc được tôn vinh phái đẹp, để được yêu thương họ mà không quan tâm tới bị thiệt thòi …. Nếu ai đó từng nghe Love of my life thì sẽ hiểu đc nỗi niềm của Freddie Mercury – người đàn ông của 2 thế giới ( unisex ) ….
Dù biết rằng chẳng thế khiến người vk của mình đc hạnh phúc dù chia tay nhưng vẫn dành tình yêu trọn vẹn … Vẫn dành tất cả cho người vk của mình…. Vẫn mua tặng ngôi nhà cho tình yêu để mỗi sáng khi thức dậy anh có thể nhìn thấy em ở ngôi nhà đối diện … Đến với âm nhạc tiến xa hơn nữa – mà thực sự là nghe nhiều hơn … lại hiểu thêm thế nào là Jimi Hendrix để đắm chìm trong thứ âm thanh huyền ảo với tiếng đàn nhanh như suy nghĩ để cảm nhận Villanova junction để cảm nhân tình yêu cuồng nhiệt ngọt ngào, cũng có lúc đầy sóng gió …. Và cuối cùng lại là sự êm đềm trong từng nhịp thở …. Xa hơn nữa thêm những Rồng lại đắm chìm trong thứ âm nhạc cao cấp để lí lách vui cười cảm nhận The Marriage of Figaro của Mozart …. Có khi lại đắm chìm trong âm thanh ma mị của Paganini, để cảm thấy cô đơn thấy tuyệt vọng mà không gục ngã , để cảm nhận sâu sắc thứ âm thanh đầy day dứt mà khi ông cất lên tiếng đàn khiến mẹ ông bật khóc thốt lên rằng con của mẹ cô độc quá …. Để trải nghiệm cảm giác của một thiên tài bị ruồng bỏ vì can bệnh gay ….
Rồng 91-94 là thế , biết yêu thương biết cảm nhận cái đẹp tự đáy lòng , luôn nhìn cuộc sống với cái nhìn tích cực ….. Họ yêu âm nhạc theo cái cách riêng đầy bao dung và độ lượng …. Họ nghe NO WOMAN NO CRY không phải theo cái cách word by word …. Mà họ thả mình trong giai điệu đẹp của âm nhạc …. Để hiểu đc NO WOMAN NO CRY chính là Không phụ nữ trái đất này thiếu mất Tình yêu …..
Xét cho cùng Rồng 91-94 luôn yêu một cách chân thành và chung thủy nhất – họ luôn dành tình yêu trọn vẹn với tuổi 20

'No Woman, No Cry': Người đàn bà đau khổ và một tình bạn tuyệt đẹp

    Bob Marley sáng tác bài này vào năm 1974 khi đang ngồi tán gẫu cùng một người bạn. Đó là chi tiết duy nhất được nêu ra để rồi tạo nên một bức màn bí ẩn về ca khúc này.
Hỡi đàn bà, đừng khóc
No Woman, No Cry là một bài hát tôn vinh phụ nữ. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng thông điệp bài hát này muốn ám chỉ rằng “không có đàn bà, chẳng cần gì phải rơi nước mắt”. Kỳ thực bài hát này lại mang tính an ủi, vỗ về “No woman, no cry” (Hỡi đàn bà, đừng khóc nữa) khi mà người đàn ông của họ quyết định ra đi.
Nguyên thủy ca từ của câu hát này là “No, woman, nuh cry". Trong đó, động từ “nuh” theo tiếng Jamaica có nghĩa là “don’t” (đừng). Người đàn ông trong bài hát quyết định ra đi và nói với người đàn bà của mình rằng “thôi đừng khóc nữa, rồi mọi thứ sẽ ổn thôi mà”.
Việc ra đi của người đàn ông không đơn thuần là dứt bỏ một cuộc tình mà là một thái độ sống, một sự phản kháng với chính quyền sở tại, với một xã hội bấp bênh và những lời hứa lèo. Ra đi đếnphương trời mới và hứa một ngày nào đó sẽ trở lại.

Bob Marley (phải) và Vincent Ford những ngày còn trẻ. Lúc này Bob đang bắt đầu đi vào con đường âm nhạc
Bob Marley luôn đẫm mình trong thế giới ấy, thế giới của những kẻ nghèo hèn không tìm ra lối. Những bài hát của ông luôn nhuộm ca từ phản kháng. Ông không tìm cách thay đổi thế giới, ông chỉ viết nên thực trạng của cả cái xã hội mà ông đang sống, xã hội mà những đứa trẻ lớn lên không có mơ ước, vô gia cư còn cha mẹ thì bất lực.
Nghe Bob Marley hát, có thể cảm nhận được nỗi đau và niềm hy vọng. Ở đó, điệu reggae như thể chuyên chở những nỗi buồn xa vắng trong giọng hát, còn nhịp trống trong bài như thể mái chèo, từ từ đẩy bài hát về phía trước. Những cảm giác nặng nề cứ nhẹ nhàng lắng xuống khi bài hát trôi về phía cuối. Câu hát “Mọi thứ rồi sẽ ổn” được lặp đi lặp lại như thể mở ra một sự hy vọng lớn, một sự hồi sinh.
No Woman, No Cry xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1974 trong album Natty Dread của Bob Marley nhưng lại không được chú ý nhiều lắm. Phải sang năm 1975, khi biểu diễn live ca khúc này ở London thì nó mới thật sự được bùng nổ. 

Bản studio ca khúc "No woman, No cry" từ album "Natty Dread" (1974) của Bob Marley
Chuyến lưu diễn của Bob Markey và nhóm The Wailers tại Anh quốc vào năm 1975 ấy đã thành công khủng khiếp khi lần đầu tiên một nghệ sĩ Jamaica giới thiệu reggae ra bên ngoài biên giới. Buổi biểu diễn tại Lyceum đã trở thành huyền thoại và album thu từ buổi diễn này, Live!, cũng là album đột phá của Bob Marley trong năm 1975 và từ đây biến ông trở thành ông hoàng reggae.
Trong album này, ca khúc No Woman, No Cry được trích ra làm single và đó là lí do vì sao đến giờ nhiều người vẫn không biết đến một bản studio đã từng tồn tại. Bản single “live” đã trở thành chuẩn mực của Bob Marley khi ông làm dày thêm bản phối với phần âm thanh căng hơn, tiếng guitar được chơi to hơn bản phòng thu còn giọng hát của Bob Marley lại thống thiết và nhiều cảm xúc hơn.
No Woman, No Cry mở ra cho Bob Marley một chân trời mới, lên đỉnh vinh quang và cùng với đó đã xuất khẩu điệu nhạc non trẻ reggae (phát triển từ điệu ska truyền thống của Jamaica) lan tỏa ra khắp thế giới.

Single “No Woman, No Cry” của Bob Marley phát hành vào năm 1975
Tình bạn tuyệt vời
Có một chi tiết ít người để ý rằng, dù Bob Marley là người đầu tiên thể hiện ca khúc này, nhưng trong phần sáng tác người ta thấy ghi người sáng tác là Vincent Ford. Vincent Ford là một người hoàn toàn xa lạ với giới sáng tác và cũng chẳng ai biết nhân vật này là ai.
Đã vậy, Vincent Ford còn “đứng tên” trong 3 ca khúc kinh điển khác của Bob Marley, là Positive Vibration, Roots Rock Reggae và Crazy Baldheads.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho một cuộc chiến pháp lý nổ ra giữa nhà sản xuất, kiêm quản lý Danny Sims và Bob Marley. Theo đó, năm 1973, Sims đã ký một hợp đồng khai thác quyền sử dụng những sáng tác của Bob Marley. Số tiền không được tiết lộ nhưng được xem là khá lớn vào thời điểm ấy.
Nhưng rồi, sau khi ký kết, phần lớn những bài hát của Bob Marley đều để tên của vợ mình, con trai hoặc một người đàn ông tên Vincent Ford. Có nghĩa rằng, tiền tác quyền sẽ không được chia cho Sims. Điều này đã làm Sims tức tối và kiện Bob Marley. Vụ kiện kéo dài đến tận năm 1987 với phán quyết cuối cùng có lợi cho phía Bob Marley.

Bob Marley hát live "No Woman, No Cry" tại London vào năm 1975
Nhưng đằng sau câu chuyện pháp lý ấy lại le lói một tình bạn tuyệt vời. Vincent Ford không ai khác, là người bạn thuở thiếu thời của Bob Marley.
Họ quen nhau từ thời niên thiếu khốn khó ở Trenchtown (Jamaica). Khi ấy, Bob Marley cực kỳ nghèo khó, không một xu dính túi và đói triền miên. Còn Vincent Ford khi ấy đang là chủ một bếp ăn tình thương, cũng nghèo hèn và bếp ăn của ông được huy động từ tiền thiện nguyện của cộng đồng.
Bob Marley cùng rất nhiều người khác sống qua ngày nhờ bếp ăn tình thương của Vincent Ford. Hơn vậy, chính Vincent là người đã đưa Bob Marley vào những giấc mơ âm nhạc khi tập cho cậu chơi guitar, nói về cuộc đời và mỗi đêm cả hai ngủ dưới sàn bếp trong cái nóng kinh hồn ở Trenchtown.
Bob Marley cực kỳ thân với Vincent Ford, họ cùng nhau chia sẻ tất cả những khó khăn trong cuộc sống và ngày ra đi, Bob đã hứa sẽ quay lại.
No Woman, No Cry là một trong những cách mà Bob Marley “quay lại”. Nhiều người nói rằng bài hát này được ra đời khi mà Bob Marley ngồi nói chuyện cùng Vincent Ford, như thể những câu nói của Vincent làm chất xúc tác để Bob Marley dạt dào cảm hứng sáng tác.
Và cuối cùng Bob Marley đề tên người bạn thân nhất của mình vào phần sáng tác không phải để lách luật mà đó là cách mà ông muốn tri ân Vincent và muốn Vincent vẫn tiếp tục công việc ở bếp ăn tình thương, nơi đã từng giúp ông tồn tại trong những tháng ngày khổ đau.
No Woman, No Cry đến giờ vẫn là bài hát được yêu thích trên toàn thế giới, trở thành một trong những bài hát được cover nhiều nhất thế giới. Và ở một góc nhỏ nào đó, bếp ăn tình thương của Vincent vẫn tiếp tục được mở và giúp đỡ những phận đời hèn mọn. Là nhờ No Woman, No Cry.
Bài hát kiếm được nhiều tiền nhất của Bob Marley
Đến bây giờ không ai biết thật sự tác quyền của ca khúc No Woman, No Cry mỗi năm đem về là bao nhiêu nhưng tổng tác quyền những ca khúc của Bob Marley là vào khoảng 9 triệu USD và No Woman, No Cry là bài hát kiếm được nhiều nhất trong số này.
Sân chơi cộng đồng của chính quyền thị trấn Trenchtown khi xưa giờ đã trở thành bảo tàng Bob Marley; còn quán ăn của Vincent Ford vẫn tồn tại, bất chấp việc ông chủ của nó đã qua đời vào năm 2009 ở tuổi 68.
Nguyên Minh
Thể thao & Văn hóa

Vv cử Giáo viên tiếp khách

Nghề giáo là nghề cao quý và phải giỏi, cơ mà nghèo, có vậy thì thầy giáo đầu bạc mới làm được Thống soái.
Mà nói về tiếp khách, toàn đại biểu, những người hiểu biết, hay con của những người có vai vế, tiếp chuyện là cực kỳ khó khăn, gái nhố nhăng đừng hòng.
Bởi tiếp chuyện các quan chức đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu văn toán, lịch sử, hóa lý, kinh tế, xã hội và văn nghệ...
Đặc biệt là kỹ năng mềm thì Giáo viên là số 1, nếu nói số 2 thì trừ dân huyên nghiệp mà thôi.
Đã 1 lần được các GV tiếp thì k muốn nói chuyện với ai. Lại còn là những cô giáo da trắng, giọng ngọt như mía lùi nữa chứ.
Mà nói thật, là cứ theo Nguyễn Du mà xét:
"Vành ngoài 7 chữ, vành trong 8 nghề."
Giỏi như Thủy Kiều mới đông khách, chứ như Thúy Vân, xinh đấy, nhưng tồ thì ế sưng.
Nên tôi phản đối việc Lạm dụng điều các cô giáo đi tiếp khách. Lý do là gái bán hoa sẽ thất nghiệp hết. Tôi thề.
Còn không, may ra sau khi Thầy giáo Tóc bạc khuất núi, may ra, nghề giáo mới được Tôn trọng .

HỌC NỮA, HỌC MÃI

Hôm rồi hội khóa cấp 3, các thầy cô đều đã Hưu. Cô giáo Văn khi lên sân khấu, có đôi lời rằng Cô già rồi, thất thập cổ lai hy, chẳng làm gì cho đời, rằng tương lai thuộc về các em.
Nhưng tôi có thắc mắc Liệu nước Mỹ có Lâm nguy, CNTB có giãy chết khi TBT của họ cũng 70?
Chắc chả phải.
Tôi vẫn biết các thầy cô vẫn vận động, chăm con cháu, vẫn tham gia các hoạt động, vẫn đọc sách và lạc quan trong cuộc sống.
Hôm qua, lần đầu tôi trở về vùng đất xưa nơi trường ĐHXD sơ tán, giữa đêm tối vùng trung du êm đềm, như trong bài hát tiếng Nga Chiều ngoại ô mà các thầy và tôi vẫn hát, các thầy cô, tuổi 70-80 vẫn cất cao tiếng hát, vẫn yêu đời như thời trai trẻ, như những thanh niên sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết. Các thầy cô, các bác đứng cạnh nhau không phân biệt chức tước gì xưa kia.
Bất giác thấy xấu hổ, sao phải bon chen, sao không sống tích cực, hết mình đi, dỗi mà làm gì.
Tự nhiên nghĩ các thầy cô không còn dậy nữa nhưng vẫn Truyền cảm hứng cho các thế hệ sau, ghê thật, các cụ tuy già nhưng không bao giờ hết những bài đáng để học.
Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, những người thân, những thầy, những cô tôi yêu, tôi quý, chúc mọi người đều khỏe mạnh, minh mẫn và luôn vui với đời.

VĨNH BIỆT FIDEL

Fidel Castro đã ra đi mãi mãi.
Tin như sét đánh ngang.
Vậy là không còn nữa một trong những nhân vật vĩ đại cuối cùng của thế kỷ XX.
Người dám hứng chịu mọi sự thù địch của Mỹ, của thế giới Tư bản, quyết không khoan nhượng với nghị lực, năng lượng không cùng.
Người bất chấp, bỏ qua những người họ hàng bên kia bán đảo phía bắc, quyết tâm thực hiện lý tưởng của mình.
Người được cho là tâm điểm ám sát của nhân loại, cho tới khi già yếu và Al Queda, Is hoành hành.
Tôi giờ vẫn bàng hoàng vì sự ra đi này.
Không hiểu được.
Tại sao người như ông, lại sống lâu đến vậy.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Đỗ Nam Trung trung cứ

Bầu cử Mỹ vs VN

Nước Mỹ bầu cử, 30 vẫn chưa biết kết quả, cả thế giới dõi theo, còn ở Vn kết quả biết từ Tết năm trước, chả ma nào thèm xem, trừ vài anh đảng viên.
Tuy nhiên, theo 1 khảo sát thì thấy Bầu cử Mỹ khá giống Vn
- 75% đồng ý "Mỹ cần một nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn để đưa đất nước giàu có và mạnh mẽ trở lại". Vn cũng vậy đặc biệt mạnh mẽ ở khả năng chém gió.
- 72% đồng ý "kinh tế Mỹ bị sắp đặt theo chiều hướng có lợi cho người giàu và có quyền". Vn cũng vậy, nhưng người giầu và có quyền chính là các đảng viên.
- 76% tin "truyền thông chính thống thích kiếm tiền hơn là nói lên sự thật". Đúng vậy, ở ta báo nào nói sự thật sẽ bị cách chức Tổng biên tập.
- 57% cảm thấy "ngày càng không nhận ra thứ mà Mỹ đã trở thành". Vâng. Từ lâu rồi, dân Việt cũng không nhận ra Kinh tế học Mac Lenin trong Xh chứ đừng nói Kinh tế thị trường định hướng XHCN là con quái vật gì.
- 54% cảm thấy "ngày càng khó để ai đó giống tôi thăng tiến ở Mỹ". Đúng quá. Nếu ở Mỹ có thi Đường lên đỉnh Colorado thì ng đạt giải cũng sang Úc sống và Làm việc như Vn thôi.
- 100% nói Bẩu cử tại Mỹ có gian lận. Giống hệt Vn.
Đỗ Nam Trung cố lên, dù đến giờ tôi vẫn không biết a sẽ định hướng Nuôi con gì, trồng cây gì, nhưng giống như các Lđ Vn anh nào có lên cũng phá hại như nhau.
Bù lại, tôi tin anh, mặc dù là đảng viên nhưng chắc anh cũng là người tốt.

Đỗ Nam Trung trúng cử.

Nhiệm vụ nặng nề đang chờ trước mắt.
Phải quyết tâm đẩy mạnh phòng chống tham nhũng.
Phải quyết liệt xử lí những tội phạm kinh tế các tập đoàn là nắm đấm thép.
Phải tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp đổi mới nền kinh tế.
Phải phê bình và tự phê sâu rộng trong tổ chức đảng, k chờ đến lúc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Phải thúc đẩy sống và học tập theo tấm gương Gióc Búh.
Phải quan tâm đến đời sống người có công với cách mạng, hay xóa mù chữ cho bà mẹ anh hùng.
Phải vận dụng sáng tạo nội lực là tiền trong dân đưa kinh tế Mỹ tiến thêm 1 bước.
Phải động não suy nghĩ, chủ động, sáng tạo theo đúng chủ trương của đảng.
Phải thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe người già, đưa gái mại dâm và trai nghiện về điều trị cộng đồng.
Phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường biển, an ninh quốc phòng và hải đảo.
Phải...
Phải..
Phải.
"thường xuyên như đánh răng, rửa mặt hằng ngày".
Chứ đừng bắt chước Vn, k thì thối mồm lắm.