Nhãn

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

10 sự kiện nổi bật 2016

Mười tin nóng nhất 2016: Toàn tin tốt. (Facebook Nhat Dinh)
1. Hội khỏe Phù Đổng đã thành công tốt đẹp. Các cháu ngoan được lùi tuổi để thi đấu thêm một nhiệm kỳ nữa. Các cháu hư về nhà cố làm người tử tế. Các cháu chạy nhanh thì vượt biên sau khi phát hiện ra là tiền để tập luyện sau Hội khỏe đã hết sạch.
2. Môn bắn súng Việt Nam đã lên đỉnh cao mới, lần đầu tiên súng ngắn Việt Nam đạt huy chương vàng Olympic và huy chương chì ở Yên Bái. Ai không có súng thì ném đá tập thể.
3. Cụ rùa Hồ Gươm đã thoát được môi trường ô nhiễm và nồi lẩu chuối đậu để lên thiên đàng, nguyên vẹn, tìm cụ ông thuộc loài giải Thượng Hải. Do nhu cầu ăn cá của hai cụ cao nên cá ở nhiều nơi đi theo các cụ.
4. Khoa học Việt Nam đã đạt được thành tích chói ngời, chứng minh được tấm chăn micelles hydroxide sắt dài hàng km, chứa đầy chất độc có khả năng bơi ngược và xuôi dòng hải lưu hàng trăm km, lúc nổi lên mặt, lúc chìm xuống đáy, lúc xà vào bờ, lúc bơi ra khơi. Trong khi đó thế giới mới tạo ra được màng hydroxide sắt cỡ micromet trong điều kiện phòng thí nghiệm.
5. Ngoại giao thắng lợi vẻ vang. Tổng thống Mỹ đã phải nhượng bộ Việt Nam rất nhiều trong chuyến đi thăm hồi tháng 5 mà Việt Nam chả phải nhượng bộ gì cả. Nhân dân được dịp ngắm dung nhan ngài ăn bún chả.
6. Khoa học Việt Nam lại đi trước một bước. Chế tạo được cỗ máy thời gian để quay về quá khứ cách chức bộ trưởng Bộ CT khi đã không còn là bộ trưởng. Giải Nobel chưa chắc, nhưng thêm môn thi đấu mới: Đương vs Cựu.
7. Việt Nam đã có phản ứng rất kịp thời về cái sự ra phán quyết của tòa thường trực PCA về biển đông. Còn nội dung phán quyết thì chưa có ý kiến, từ 12 tháng 7 đến hết năm vẫn đang đọc.
8. Quân đội ta phản ứng cực nhanh, chỉ trong vòng ba ngày tìm ra thi thể phi công SU-30MK2 bị rơi cách bờ biển Nghệ An 20km, sau khi đã phải tốn thêm 9 người nữa và một máy bay đi tìm đến nay chưa về.
9. Khoa học dự báo tâm lý của Việt Nam đạt thắng lợi mới khi Ngân hàng nhà nước phủ nhận tin đồn ba ngày trước khi tin đồn tung lên mạng xã hội. Các nhà khoa học cũng cho thấy mọi thiệt hại tài chính năm 2016 đều do tâm lý.
10. Với đà thắng lợi vẻ vang, từ tia sáng yếu ớt lửa đã cháy bùng lên ở một loạt địa điểm mà sáng nhất là ở quán Karaoke. (Trích lời của lãnh tụ khi ra số Tia Lửa đầu tiên, 1/12/1900).

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

CARELESS WHISPER

#music #george michael
CARELESS WHISPER: LỜI THÌ THẦM BẤT CẨN CHIA CÁCH HAI SỐ PHẬN

Ban nhạc Wham! từng đưa George Michael và Andrew Ridgeley lên đỉnh cao hơn 3 thập niên trước nhưng một người trụ lại đỉnh cao, một người gần như về vực sâu.

George Michael thân với Andrew Ridgeley từ thuở cơ hàn khi cả hai còn mài đũng quần trên ghế nhà trường ở Hertfordshire (Anh quốc). Lúc ấy cậu học trò Yorges Kyriakou Panayiotou (tên thật của George) 12 tuổi, yếu đuối và hay bị bạn bắt nạt, chỉ còn biết chơi với cậu bạn thân duy nhất, Andrew Ridgeley, kẻ luôn đứng ra che chở và dìu dắt cậu vào những cuộc vui mới. Chẳng ai nghĩ 40 năm sau, hoàn cảnh lại hoàn toàn trái ngược, George Michael mạnh mẽ bao nhiêu thì Andrew Ridgeley, lại như chú ốc sên chui mình vào vỏ và tránh xa cuộc sống xô bồ bên ngoài. Nhưng đó là câu chuyên hôm nay, còn ngày ấy, họ thân nhau, chia sẻ mọi thứ với nhau và giữa họ là một niềm đam mê cháy bỏng: Âm nhạc. Âm nhạc khiến họ khác biệt với những người bạn cùng trang lứa.

Bốn năm sau, 1979, cả hai tham gia một nhóm nhạc của vài người bạn có tên Excutive, chơi nhạc nghiệp dư và chuyên để tán gái ở các trường đại học. Ở đó, họ hát những bài hát nổi tiếng và tập tành sáng tác. Chính từ nhóm này mà cả George và Andrew nuôi dưỡng một ước mơ về một nhóm nhạc chuyên nghiệp hơn. Hai năm sau (1981), khi Excutive tan rã thì ước mơ của họ thành sự thật, cả hai lập nhóm với cái tên khá gây chiến, Wham! (Phát nổ).

Tháng 6/1982, dưới Hãng đĩa Innervision, Wham! tung ra single đầu tiên có tên Wham Rap! (Enjoy What You Do) nhưng chẳng khiến ai chú ý. Đến tháng 10 cùng năm, Wham! tung ra single tiếp theo Young Guns (Go For It!) với những giai điệu hơi hướng disco với lời lẽ tươi tắn phù hợp với tuổi 19 của mình. Không nằm ngoài mong đợi, bài hát này leo lên hạng 8 bảng xếp hạng Anh, được chương trình nổi tiếng Top Of The Pops của BBC mời biểu diễn. Lúc này “những tay súng trẻ” mới thật sự phát nổ.Chạm tay vào thành công, Andrew nói với Geroge: “Giấc mơ đã thành sự thật”, đáp lại Geroge lắc đầu: “Chưa, đây chỉ mới là bắt đầu”.

Có lẽ Andrew bằng lòng quá sớm, trong khi George tin số phận của họ còn bay cao hơn. Có những suy nghĩ chênh lệch bắt đầu nhen nhóm. Nhưng lúc ấy không ai nghĩ thêm, cái họ muốn là bắt đầu thay đổi hình tượng, từ những gã thích mặc đồ bụi bặm thì giờ đây họ thích mát mẻ. “Mát mẻ! Các cậu phải mát mẻ thì mới được danh hiệu nhóm nhạc được quý cô yêu thích nhất”, ông bầu Bryan Morrison hét vào mặt 2 chàng trai Wham!. Mọi chuyện đúng như chỉ đạo. Wham! mặc quần short lên sân khấu với áo “ba lỗ” và quý cô thì hú hét inh ỏi, hòa chung với họ cũng có cả giới đồng tính. Cả hai giới đều yêu thích Wham!, bằng chứng là album đầu tay của họ phát hành năm 1983, Fantastic, thành công vang dội dù các nhà phê bình chấm họ 2/5 sao.

Wham! mở màn thành công bằng ngoại hình trước khi chinh phục công chúng bằng âm nhạc. Lúc ấy, cả hai trở thành những gã trai mùa Hè, mát mẻ, nóng bỏng và hấp dẫn. Đi đâu, người ta cũng mở Club Tropicana và chăm chăm nhìn vào đùi, vai, hông của Wham! trên music video. Một sự bắt đầu quá phấn khởi.Và phấn khởi hơn, đầu năm 1984, Hãng đĩa danh tiếng Epic quyết định mời họ ký hợp đồng. Với Wham! thì thành công tuyệt đỉnh sẽ là đây.Ngày 23/10/1984 album thứ hai của Wham! có tên gọi Make It Big ra đời. Đánh dấu sự nghiệp chói lọi của hai chàng trai chỉ mới 21 tuổi.

***

Make It Big là đỉnh cao của cả “hình” lẫn “tiếng” của Wham!. Các nhà phê bình cho nó gần như điểm tuyệt đối và giới truyền thông ca ngợi hình ảnh của Wham! đã khiến công chúng mua báo mê mệt. Make It Big là một sự khẳng định tài năng của George Michael trên phương diện sáng tác lẫn ca hát. Những ca khúc của album này như Wake Me Up Before You Go-Go, Freedom, Everything She Wants… đều mang những dáng vẻ khác nhau, đa dạng và tươi mới.

Và đặc biệt phải kể đến Careless Whisper (Lời thì thầm bất cẩn), ca khúc sau đó đã trở thành bất hủ của Wham! và đến giờ vẫn được xem là một trong những single bán chạy nhất mọi thời (đứng đầu 25 bảng xếp hạng, bán được 6 triệu bản).

Nhờ đĩa nhạc này, Wham! trở thành nhóm nhạc phương Tây đầu tiên được mời biểu diễn trước 15 ngàn khán giả tại Khu thể thao Công nhân Bắc Kinh. Họ liên tiếp xô đổ những danh hiệu và tạo ra những kỷ lục mới…Make It Big đã đưa Wham! lên nấc cao nhất và cũng từ đây nó tạo ra một hố ngăn cách giữa George Michael và Andrew Ridgeley. Tình bạn của họ vẫn đẹp nhưng con đường của họ bắt đầu cách biệt.

Như duyên định, trước khi Careless Whisper chính thức phát hành, Wham! quyết định lên đường sang Miami (Mỹ) thu nhạc và quay music video. Nhưng chỉ 2 ngày trước khi lên máy bay, Andrew Ridgeley bất ngờ bị ốm và không thể đi được. Mọi thứ không thể hoãn, và cuối cùng George Michael đi một mình.

Ca khúc đỉnh nhất của Wham, Careless Whisper, chỉ là một bản solo cho dù George Michael rất sòng phẳng khi để tên Andrew là đồng sáng tác. Nhưng ai cũng hiểu, Andrew bắt đầu đi vào bóng tối. Andrew không trách người bạn thân nhưng anh ý thức được vai trò làm nền của mình sẽ không đi tới đâu. Năm 1986, sau một album thành công nữa, Andrew Ridgeley quyết định rời nhóm. Ngày chia tay, 28/6/1986, Wham! làm một đêm diễn từ biệt tại sân Wembley, 75 ngàn khán giả đã đến tham dự. Đó là lần cuối cùng Wham! tồn tại. Andrew Ridgeley sau trở thành… tay đua mô-tô và cuối cùng sống lặng lẽ ở phía Bắc London. George Michael “hậu” Wham! trở thành một nghệ sĩ cực kỳ nổi tiếng.

Nguyên Minh

***
Careless Whisper Lyrics:

I feel so unsure
As I take your hand and lead you to the dance floor
As the music dies, something in your eyes
Calls to mind the silver screen
And all its sad good-byes

I'm never gonna dance again
Guilty feet have got no rhythm
Though it's easy to pretend
I know your not a fool

Should've known better than to cheat a friend
And waste the chance that I've been given
So I'm never gonna dance again
The way I danced with you

Time can never mend
The careless whispers of a good friend
To the heart and mind
Ignorance is kind
There's no comfort in the truth
Pain is all you'll find

I'm never gonna dance again
Guilty feet have got no rhythm
Though it's easy to pretend
I know your not a fool

I should've known better than to cheat a friend
And waste the chance that I've been given
So I'm never gonna dance again
The way I danced with you

Never without your love

Tonight the music seems so loud
I wish that we could lose this crowd
Maybe it's better this way
We'd hurt each other with the things we'd want to say

We could have been so good together
We could have lived this dance forever
But no one's gonna dance with me
Please stay

And I'm never gonna dance again
Guilty feet have got no rhythm
Though it's easy to pretend
I know your not a fool

Should've known better than to cheat a friend
And waste the chance that I've been given
So I'm never gonna dance again
The way I danced with you

(Now that you're gone) Now that you're gone
(Now that you're gone) What I did's so wrong, so wrong
That you had to leave me alone.
VĨNH BIỆT ANH!!! 😌

ONE MORE TRY

ONE MORE TRY
#music

Thời cấp 3, chỉ vì 1 cô mà tôi nghĩ ra cái tên George Michael Jackson (Jason) Donovan. Đó là 3 trong những ca sỹ nổi danh thời đó.

Thực ra sáng tác của George không nhiều như Jackson, không xinh trai như Jason nhưng những bài của anh thuộc hàng đỉnh về ballad tình yêu như Careless Whisper; bài Last Christmas là top 10 những bài về Noel hay nhất mọi thời đại; bài "Don't let the sun go down on me" hát cùng anh bạn trai Elton John được hơn 15 triệu lượt xem trên Youtube... Nghe và yêu nhạc của anh, tôi không cảm thấy Gay là điều gì quá xấu xa và sợ hãi.

Nhưng có 1 bài tôi đặc biệt thích, nếu bạn chưa nghe thì search ngay, đó là bài One more try. Một bài vỡ lòng tiếng Anh của tôi bởi những câu hát cứ 3-4 từ 1, toàn từ đơn âm tiết, rất giống các bài hát Việt Nam.

Mở đầu bài là những từ nhấn nháy:
"I've had enough of danger
And people on the streets
I'm looking out for angels
Just trying to find some peace"
Như di cảo của anh ngày hôm nay, như lời của trái tim, vừa là định mệnh.

Để bao năm... tới hôm nay ta giật mình vì lại ra đi 1 người bạn, lại ra đi 1 thần tượng âm nhạc, như lời điệp khúc:
" So when you say that you need me
That you'll never leave me
I know you're wrong, you're not that strong
Let me go".

Với những người nổi tiếng, vừa cần vừa sợ hào quang hay sự nổi tiếng, có những người thành tự kỷ, rồi tự xử. Tôi đọc báo thấy nguyên nhân là Trụy tim, giống những thông tin đầu tiên về cái chết của Amy Winehouse cách đây mấy năm. Dĩ nhiên, nguyên nhân rồi sẽ được làm sáng tỏ. Nhưng cái chết nào cũng buồn.

Vĩnh biệt 1 người bạn nữa của chúng ta đã ra đi, vĩnh biệt George Micheal vĩnh viễn không còn nữa, nhưng chúng ta vẫn còn có nhau và hy vọng vẫn cần nhau trong cuộc đời này. Như câu cuối bài hát:

"Think that you're mine
Because there ain't no joy
For an uptown boy
Who just isn't willing to try
I'm so cold inside
Maybe just one more try".

JESUS TO A CHILD

Jesus to a child
#music

Ngoài bài Wake me up before you go go theo phong cách nhảy, nhạc pop sôi động, thì George Michael còn 1 bài hát vô cùng sâu lắng mang tựa đề "Jesus to a child". Đây là ca khúc từng đạt vị trí số một top hit tại Anh và Úc, vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng châu Âu.

Bài hát được cho là lời tự sự âu sầu gửi tới anh người yêu Brazil tên là Anselmo Feleppa, một trong những bí mật của George Michael, khi anh gặp trong chuyến lưu diễn ở Rio de Janeiro năm 1991. Feleppa qua đời hai năm sau đó bởi bệnh AIDS. Nhiều người nói đó là true love của Michael, mãi sau này, khi anh xác nhận đồng tính luyến ái.

Quay lại bài hát, phần intro chậm như bài Careless Whispers, mà sau này khá nhiều ca sỹ sử dụng liệu pháp tương tự. Đó chính là nhịp điệu Bossa Nova của Brazil, lai giữa Jazz và Rumba, nên chậm và buồn, cũng gốc quê như Felleppa.

Tiêu đề bài hát là một phần của điệp khúc trong bài hát. Toàn bộ câu là: "Anh mỉm cười với tôi như Chúa Giê su với đứa trẻ."

Đây có thể là chuyện trong Kinh Thánh, khi Chúa Giêsu đón trẻ em mới chào đời để nhận được phước lành, cầu cho hạnh phúc và an lành, như hành động của các Linh Mục ban phước cho lũ trẻ.

Lại 1 bài hát khác liên quan tới Kinh Thánh, và là sự trùng hợp hay là lựa chọn của George Michael, khi anh ra đi đúng đêm Noel năm 2016.

Chúc anh gặp được ngươi yêu trên trời cao, như lời cầu đã linh ứng:
“Oh lover I still miss was Jesus to a child.”

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Bản tình ca không còn du mục

Tính đến hôm nay Those were the days đã tròn 45 năm kể từ ngày tiếng hát của Mary Hopkin cất lên bản tình ca du mục. Ngày ấy, Those were the days trở thành khúc hoan ca khoác chiếc áo hoài niệm. Người ta hát vang nó, vui cười cùng nó, nhưng bên trong, vẫn có chỗ cho những giọt nước mắt chực trào ra.
Those Were The Days (với tựa tiếng Việt quen thuộc Tình ca du mục) cùng với Chiều Moskva… đã đưa những giai điệu Xô Viết, vượt đường biên, trở thành những ca khúc được toàn thế giới yêu thích. 45 năm là mốc đánh dấu cho sự ra đời của Those Were The Days qua giọng hát của cô gái xứ Wales, Mary Hopkin nhưng kỳ thực nguyên tác của ca khúc này đã gần tròn trăm tuổi.
Từ những con đường…
Those Were The Days thực chất là một ca khúc đặt lại lời từ nguyên tácDorogoj Dlinnoyui của nhạc sĩ người Nga, Boris Fomin, sáng tác năm 1917. Có một thời gian dài ca khúc này được liệt vào dạng khuyết danh và người ta xếp nó vào kho nhạc dân gian Nga. Tác giả thực sự của nó, nhạc sĩ Boris Fomin cũng có khá nhiều ca khúc được nhớ vào thời điểm ấy. Có điều lúc mới ra đời, Dorogoj Dlinnoyui hầu như chẳng được ai biết đến. Lúc đó lời bài hát đã văng vẳng những hoài niệm, tiếng lanh canh của lục lạc xe ngựa, những đêm đầy trăng sao ôm guitar hát cùng bạn bè và giờ đây khi tuổi trẻ đã qua đi, tất cả chẳng còn niềm vui và cũng chẳng còn nỗi buồn, cuộc sống ảm đạm… Giai điệu mang hồn phách của một tinh thần gypsy (du mục), lời ca thì buồn bã nhưng lúc ấy, không hiểu sao không có hồi âm từ công chúng. 
Mary Hopkin thời điểm rực rỡ nhất trong sự nghiệp. Ngoài Those Were The Days cô còn rất nhiều bài được yêu thích khác tại Việt Nam, trong đó có bài Goodbye 
Boris Fomin để yên ca khúc ấy vài năm sau (1924) cho đến khi nhà thơ Konstantin Podrevskyi đề nghị đặt lại lời mới, trau chuốt hơn, dựa trên tinh thần phần lời cũ. Khi phần lời được đặt xong thì năm sau bài hát được đưa cho nữ ca sĩ người Gruzia, Tamara Tsereteli, thể hiện. Tuy vậy, bài hát vẫn chưa thành công như mong đợi. Đến năm 1926 Dorogoj Dlinnoyui (tạm dịch: Men theo con đường dài) mới thực sự được biết đến qua giọng ca được xem là ngôi sao hàng đầu khi đó ở Nga, Alexander Vertinsky. Đĩa hát có ca khúc này bán rất chạy và được rất nhiều người yêu mến. Cũng thời điểm đó, nước Nga chứng kiến nhiều cuộc di dân và nhiều người mang theo trong hành lý cả Dorogoj Dlinnoyui. Từ đó ca khúc này lưu lạc qua nhiều quốc gia đến nỗi bản thân những lưu dân không còn nhớ ai là tác giả bản nhạc này. Ca khúc được hát liên tục tại các hội quán ở Paris hay London, cộng đồng người Nga hải ngoại hát nó như để nhớ lại những năm tháng ở quê nhà.
Trong số những người sống tại hải ngoại ấy, có nhạc sĩ/thi sĩ/kiến trúc sư Eugene Raskin (1909 - 2004), một người Mỹ gốc Nga và ông rất yêu bài hát này. Cho đến một ngày, sau khi nhìn lại cuộc đời mình, nhìn những thay đổi của cuộc sống xảy ra xung quanh, Raskin quyết định đặt lời Anh cho ca khúc với tên gọi Those Were The Days vào năm 1962. Ca khúc này được thu âm đầu tiên vào năm 1963 bởi nhóm tam tấu The Limeliters. Sau đó ca khúc được nhiều người biết đến hơn nhưng vẫn chưa lan rộng. Năm 1965, ca sĩ Paul McCartney của nhóm The Beatles trong một lần đến chơi hội quán Blue Lamp, nơi mà cặp vợ chồng Raskin - Francesca vừa từ Mỹ sang biểu diễn, đã mê mẩn ngay giai điệu gypsy tuyệt đẹp được hát cùng tiếng guitar bập bùng mang đầy không khí Nga. Thế nhưng phải 3 năm sau, khi Hãng đĩa Apple ký hợp đồng ghi âm với cô gái 17 tuổi đến từ xứ Wales, Mary Hopkin, Paul mới biết sẽ phải làm gì với ca khúc ấy. Và phần còn lại đã trở thành lịch sử.
… đến đỉnh cao
Năm 1968, Hãng đĩa Apple được thành lập, loay hoay với những bản hợp đồng mới. Một buổi chiều, Paul McCartney nhận được điện thoại từ siêu mẫu Twiggy: “Này, hãy đến xem một cô nàng xứ Wales đang làm gì ở chương trình Opportunity Knocks kìa, cô ấy có một thanh quản bằng vàng đấy”. Một cuộc thử giọng được tổ chức vào ngay sáng hôm sau và kế tiếp là một bản hợp đồng khá nặng ký. Lúc đó Paul McCartney không ngần ngại đưa ngay Those Were The Days cho Mary Hopkin. Ở tuổi 17, cái tuổi chưa biết đến hoài niệm, Mary Hopkin đã hát bằng tất cả sự trong sáng của mình. Paul McCartney, một cao thủ của làng nhạc, đã phối lại ca khúc theo kiểu folk, kèm thêm dàn giây, kèn tuba, clarinet và đích thân anh đệm guitar cho phần thu âm này.
Tháng 8/1968, phiên bản mới này chính thức trình làng và ngay lập tức trở thành quán quân tại Anh, đồng thời lọt Top 5 tại Mỹ. Một cô nàng tóc vàng mới toanh, hát nhẹ như sơn ca cùng gương mặt thơ ngây như thánh nữ. Those Were The Days lúc này cho dù không mang phần nghĩa của bài gốc nhưng vẫn là sự hoài niệm, kể về người phụ nữ một ngày lạc vào tửu quán quen, nhớ những người bạn cũ, những ngày cũ chẳng bao giờ kết thúc, ngày mà tất cả đều nâng ly cười đùa và quên thời gian trôi…
Cũng cần phải nói thêm rằng phần lời Anh ngữ của Raskin rất hay, hay đến nỗi ông quyết định tự nhận mình là tác giả của cả nhạc lẫn lời. Và vì thế ai cũng tưởng ông là tác giả ca khúc này. Sau này Raskin nhờ vào tiền bản quyền mà trở nên rất giàu sụ, ông mua bất động sản ở khắp nơi, tậu cả xe Porsche, du thuyền…
Nhưng Raskin vẫn không thể bằng Hopkin về mặt danh tiếng. Chỉ với ca khúc này, cuộc đời cô gái tóc vàng đã hoàn toàn thay đổi. Cô được yêu mến khắp mọi nơi. Those Were The Days đã được Hopkin hát bằng 5 thứ tiếng, chưa kể ca khúc này được chuyển ngữ sang 20 quốc gia với nhiều giọng ca khác nhau. Those Were The Days đã đem về cho Hãng Apple 8 triệu đĩa hát được bán ra và đưa Mary Hopkin trở thành ngôi sao sáng nhất lúc ấy. Câu điệp khúc “Those were the days, my friend” trở thành câu cửa miệng của dân sành điệu ngày ấy và sau đó câu hát này trở thành tên một chương trình truyền hình thực tế. Năm 2008, vợ cũ của John Lennon, Cynthia, đã hát lại ca khúc này như để nhớ lại những năm tháng tuyệt đẹp đã từng sống cùng John.
Nhưng Those Were The Days cũng từng gắn với những khoảnh khắc đen tối. Giáng sinh năm 1975, tại Sân vận động Quốc gia, Tổng thống Francisco Marcias Nguema của quốc gia Guinea Xích đạo đã cho tử hình 150 người tham gia cuộc đảo chính bất thành. Từng người đã ngã xuống trong tiếng nhạc của ban quân nhạc đang chơi bài Those Were The Days.
Ca khúc tồn tại 4 phiên bản tại Việt Nam. Đầu tiên là Phạm Duy với Nhớ lúc yêu nhau, ca sĩ Thanh Lan với tựa Tuổi thanh xuân, nhạc sĩ Nguyễn Quốc Trí đã đặt thêm lời mới là Như lá Thu vàng. Còn phiên bản được biết đến nhiều nhất, Tình ca du mục, thì đến nay vẫn chưa biết ai là tác giả thật sự của phần lời rất đẹp này.
Như hai câu cuối của phiên bản tiếng Anh, Bạn của tôi ơi, năm tháng làm chúng ta già đi nhưng cũng chẳng khôn ngoan hơn. Bởi trong trái tim ta, những giấc mơ ngày xưa, vẫn y như vậy, Those Were The Dayscũng sẽ như vậy trong niềm nhớ của nhiều thế hệ. 
Tình ca du mục (lời Việt)
Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời. Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng. Tìm em năm tháng thấy đâu hình bóng nàng. Em thân yêu ơi, biết em giờ đây nơi đâu? Nhắn giúp cho ta chim ơi! Nhắn giúp cho ta mây ơi. Thảo nguyên bát ngát đem giấu em ta nơi nào.
Lần theo dấu vết em đi, Tìm đâu cho thấy em yêu. Tình yêu bốc cháy, trong tim phút giây nào nguôi. Tháng tháng năm năm trôi qua. Gió tuyết mưa rơi sương sa. Tình anh vẫn xanh như lá cây trong mùa Xuân La la la la...
Dù cho năm tháng phôi phai hình bóng nàng. Dù thời gian có xóa tan bao ước vọng. Hàng mi đen láy như nhung vì nắng chiều Trên vai em tôi, nỗi buồn dài đôi bím tóc.
báo Thể thao Văn hoa Thứ Sáu, 28/02/2014

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

CƠM NGUỘI NHÀ TA

Hồi còn tán cái bạn bây giờ là mẹ của 2 đứa nhà tôi, cứ trưa là tôi lại về đó ăn vạ, ăn trực. Bạn ý nấu không cầu kỳ, toàn món đơn giản, chỉ 1-2 món thôi nhưng dễ ăn, tôi thì dễ tính. Bạn cũng chả chấp nên vẫn nấu dư ra nửa bò. Sau tôi thấy con Cún nhà bạn cứ thấy tôi là cắn, hóa ra mình ăn nửa suất của nó, xư con chó, ghen ăn tức ở.

Có hôm cậu ruột với vợ bây giờ cũng qua nhà buổi trưa, cơm thì ít, tôi đành nhường người nhà phần cơm nóng, nói bạn còn cơm nguội thì mang ra đây (như ông chủ). Bạn đành chạy ra sân sau, vét đống cơm nguội vừa phơi trên mái từ sáng vào rổ, gạt những hạt mốc xanh đỏ từ tuần trước, mang xuống cho tôi ăn, thật dịu dàng và tình cảm.

Hôm đó, ông cậu cứ nhớ mãi, lắc đầu lè lưỡi “cậu chịu mày, thà ở giá còn hơn ăn ở rổ”.

Sau thì thằng tình địch khảnh ăn của tôi nó cũng đành bỏ cuộc, đầu hàng, lại còn khen đểu “nhà vừa có xọt vừa có đài, sướng nhé”.

Còn bạn lại nhìn ra ưu điểm đó của tôi, sau này, cơm thừa canh cặn, cơm cháo con để lại trương phềnh, váng mỡ... tôi vẫn bịt mũi, nhắm mắt mà ăn, mong cho con dễ nuôi, mau nhớn. Có hôm đang ăn thì con nó ị, tôi cầm bát cơm đứng cạnh bô mà canh, xong định lấy ngón chân cái rửa đít thì vợ mắng: "xước hết đít con, tôi giết", đành bỏ bát xuống xịt với chùi, rồi lại vuốt vuốt 2 cánh tay, vẩy vẩy ăn như thường.

Ngày kỷ niệm, chưa biết đưa bạn đi ăn gì. Ăn gì thì ăn, chứ “Cơm nguội nhà ta” là tôi cứ giữ rịt, hở ra là bỏ mịa.

Mà cũng không dám cơm no, rượu say, hay gọi món sang các ace ạ, sợ nửa đêm đang ngủ li bì thì nhận 1 đạp vào mạng sườn: "Dậy làm việc đê, ăn không con gà của bà à?"