Nhãn

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

KINH

Như nhiều Doanh nghiệp lớn, các chùa chiền đều có liên quan tới đất rừng hay núi đá, nhiều công trình ảnh hưởng tới môi trường, thậm chí phá hoại cả những kiến tạo địa chất có hàng triệu năm tuổi.

Và cũng như những Tập đoàn, các chùa này luôn có biện pháp xử lý khủng hoảng truyền thông, mọi chiến thuật, kể cả bôi nhọ, nói xấu, nhằm khuếch trương, cạnh tranh giữ chân khách hàng, những con nhang đệ tử.

Nhiều người có thể cho rằng Mê tín dị đoan ngày nay đang đi ngược lại với Lý luận Mac Lê Duy vật biện chứng, nhưng không phải. Mà căn bản là các đồng chí thời kỳ đầu đã hy sinh giờ đầu thai vào chính những người suốt ngày ra rả tụng kinh giữa Nhà chùa hay trong quốc hội, họ đang trả nợ cho tiền kiếp của mình đấy.

Bản chất của Dân tộc ta đấy, Kinh, mà chả có gì là Kinh cả.

MỘT XÃ HỘI MAN RỢ

Một xã hội man rợ

Chuyện nữ sinh lớp 9 bị đánh, tôi không muốn xem, không muốn biết thêm, vì chỉ cần nghe lỏm tại quán nước, quán ăn là đủ thông tin, cái chính là sự ghê tởm, giận run người khi chứng kiến những hình ảnh người Việt, trẻ em Việt đánh nhau man dại, nhưng quan trọng nhất là quan sát ứng xử của người lớn.

Chuyện bọn trẻ đánh nhau không có gì mới, bao đời vẫn thế, nhưng 5 đứa đánh 1, lột trần, thì không chỉ dừng ở xâm hại thân thể mà còn có nghĩa sỉ nhục người ta.

Đứa quay cũng khốn nạn không kém, càng cách mạng 4.0 sẽ càng nhiều cảnh quay khốn nạn như này, nó adua a tòng như đa phần người Việt, nó cổ súy cho cái xấu, thờ ơ với những thân phận yếm thế.

Còn người lớn thì sao? Cô giáo có yêu cầu xóa clip là đúng, hành động duy nhất đúng, vì không muốn phát tán, không muốn gia đình và nhà trường thêm khó xử. Nhưng vì chạy theo "Thành tích", thứ khốn nạn nhất ở xã hội này, mà cả cô giáo và Nhà trường muốn ỉm đi, đáng lý phải gọi Công an vào xử lý toàn bộ những đứa tại lớp hôm đó chử chẳng chơi, cả Giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng, chứ không thể coi như chuyện bình thường ở huyện.

Việc "Xóa" tôi nói đúng vì sao? Vì ở cái xã hội này, người cảm thông hay có khả năng giúp đứa trẻ cực kì hiếm, người ta giờ nghi ngờ với bất kì Nạn nhân hay Thân phận Bất hạnh nào? Thậm chí nghi ngờ chính việc Tốt của mình. Số còn lại, rất tiếc lại là số đông, toàn bọn chia sẻ bằng mồn, vô tình nhân rộng cảnh quay nhậy cảm, trong số đó, nhiều kẻ không nói gì mà chỉ muốn zoom xem mông, xem vú, 5-10 năm sau lại lôi ra, cười khoái trá, chỉ chỏ "cháu nó kia kìa".

Tất cả, tất cả sẽ ám ảnh và thậm chí giết chết tương lai của nó, mặt mũi nào ra đường được nữa, nhẹ thì tự kỉ, nặng thì tâm thần, mà nói dại có khi quẫn trí.

Vậy nên các cha các mẹ ạ, không ai bảo các ac là người xấu, nhưng thà không nói gì lại là người tốt, đừng "nhạy cảm" quá mà biến thế giới quan xung quanh thành man rợ, đừng đẩy cháu bé tới bước đường cùng như 1 thế kỉ về trước.
Ts.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

CHUYỆN GIUN SÁN



Hồi bé, chúng ta nuôi cá phức tạp lắm, chả đơn giản như bây giờ với viên thức ăn tổng hợp đâu.

Trừ phi om cá chọi, cả tháng trời trong bề nước mưa đậy kín, hay chôn trong chum, gần như không cho ăn gì. Chúng tôi "chơi" cá chọi thực ra gọi cho mĩ miều chứ đúng ra ta Hành hạ nó, bỏ đói nó để khi thả chung 1 lọ, chúng lao vào nhau, mà bục, ăn vây ngấu nghiến. Con nào no quá có khi lại dát, vừa thả vào đã nhồng, vây cụp, thân  nhợt nhạt, trắng bệch.

Ngày ấy, chơi cá thì người ăn gì, cá ăn vậy, từ cơm nguội, sợi bún, hạt cơm, vụn bánh mì hay ít thịt rơi vãi trên mâm, mỗi tội nước nhanh thối. Nhiều khi nghĩ cũng khổ thân lũ cá. Thời bao cấp cả nước đói, nói gì đến cá.

Nhiều khi đánh được con muỗi trong màn, đập vỉ được con ruồi, vo ra con mọt gạo... lại thả vào lọ, có khi cả con cuốn chiếu, thế mà chúng cũng ăn, nhưng được 1 nửa thì bỏ bữa, chắc hóc.

Ấy là những món sạch sẽ nhất. Chứ nhiều hôm lật gạch bên đường, nhặt được con giun câu cá, tôi cấu nửa, thả vào cho chọi nó bục, nuốt vào tới bụng rồi mà mồm vẫn còn ngoe ngẩy phần đuôi giun.

Có hôm vác vợt uốn khung bằng sợi thép, lót vải xô ra vũng nước vớt hồng trần, cái giống này nó nhiều, đỏ, có khi lẫn con rệp nước, đốt chết cả cá vàng.

Cái giống Lăng quăng, bọ gậy là khó vợt nhất, thấy bóng người là chúng lặn hết xuống, mà có lúc nào ta cũng thả cá vào được đâu, có khi là lu, chậu, lốp xe với chậu cây si nhà hàng xóm chứ có phải nhà mình đâu. Món này chọi có vẻ khoái, cứ lừ lừ, bơi sát, theo con bọ gậy lên tận mặt nước rồi nhường hút sụt con ấu trùng muỗi vào bụng, ăn no căng, ánh mắt no nê, căng vây, đánh gương, bục đầu nhựa đường nhoay nhoáy.

Chơi cá, có lẽ món chúng thích nhất là giun đỏ, giun chùm, bọn giun quấn vào nhau như búi chỉ, mua ngoài chợ sạch đỏ không tí bùn nào, chứ tự ta cũng móc cống, móc rãnh là có được cả mảng. Cái giống này neo chân dưới bùn, đầu loe ngoe uốn theo dòng nước, bốc lên cả mảng, rũ rũ trong dòng nước cống cho đất tở ra từng phần, chứ không thể sạch bùn hẳn, cho vào lọ mang gọi là bữa tươi cho cá, như người thi thoảng được ăn phở vậy.

Giống giun này ngu, có thả trong bể cá chúng chui xuống cát được 1 lúc lại ngoi lên, toàn tự khai tôi ở bụi này, kiểu mình xưa ngâm đít trong chậu nước ấm để bắt giun kim í. Nhìn con cá kiếm, cá vàng nó giật cả tảng, lắc đầu thật mạnh cho con giun bật lên, cứ từ từ nuốt vào họng, giống đứa trẻ hút sợi bún vào mồm vậy. Ngon và bổ, cá cứ béo mập, ỉa đen sì cả đáy bể.

Tự nhiên chuyện giun sán dạo này nhắc tới chuyện lọc giun đỏ, bỗng thèm nhớ những trưa hè thẩn thơ lội nước.

Từ hồi ấy, từ những cán bộ 70 đổ lại, ăn bốc ăn bả mãi rồi, giun sán đầy người. Có hôm trở trời, ngồi tiếp chuyện đồng chí lãnh đạo, anh chỉ vài thái dương, lắc đầu mệt mỏi. Tôi vội hỏi "Vết đạn thời chiến hả anh". Anh bảo "Không sán+sản, mệt".