Nhãn

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

NGÀY CƯỚI

CHỊ

Hơn 20 năm trước, tình cờ gặp chị, khi tôi vào trường cấp 3.
Chị điềm đạm, ít nói, chín chắn, chăm học và học giỏi, chị lại không điệu đà, không trang điểm, tóc bím như con trai, nên tôi với chị chẳng hợp nhau, đôi khi còn tránh, khỏi va chạm.

Ngày lên đại học, chị vào một trường kỹ thuật, ở đó hiếm con gái nên chị mới được để ý. Vài anh thấy tôi vui tính, xởi lởi nên cũng nhờ cậy làm hoa tiêu, chim mồi, chân gỗ.
Sau tôi với chị đâm quý nhau, có khi còn hơn cả tình bạn.

Cũng có anh viết thư nói nếu không yêu được chị thì ở giá, thậm chí tự tử. Chị xúc động lắm, tôi chỉ bảo “Vâng xã hội toàn người như vậy cả, chả tin được thằng nào”.
Các anh ấy cũng đều là người tốt, giờ thành đạt,  vợ con đề huề cả.

Chị chê các anh trẻ con, nông nổi mà chẳng nhận lời, nhưng ra trường, chị vội lấy chồng ngay, vì chị biết sở trường, sở đoản của mình. Ngày đó tôi cũng lăng xăng giữa 2 nhà giúp chị.
Thấm thoát, đã tròn 15 năm rồi, chỉ 6 ngày sau lễ kỷ niệm John Lennon bị sát hại, chị đã lấy người cứ hay lải nhải bài “Let it be”.

Giờ chúng tôi vẫn coi nhau là bạn, dù chị đã có 1 trai, 1 gái xinh xắn, chị cũng béo trắng, vừa trẻ, vừa đẹp.
Chuyện gia đình, công việc vẫn thi thoảng rủ chị đi uống nước hay ăn sáng tâm sự, chia sẻ, trừ chuyện tiền nong. Chị vẫn hay dạy dỗ tôi ăn trông nồi, ngồi trông hướng, sống sao cho Tốt đời, đẹp đạo.

Nhiều lần ăn cơm trên nhà, chị buồn, chửi chồng bất tài vô tướng, mắng con ham chơi, lười học. Tôi chả biết phải an ủi chị như nào. Rồi chị trút cơm thừa, canh cặn của con cho tôi ăn, cuối bữa, chị thơm vào trán tôi. Có hôm, chị giấu mọi người, dúi tiền ăn quà, làm tôi cảm động, chỉ biết chớp chớp như bụi bay vào mắt.

Thương chị vất vả mà chỉ biết thầm ở trong lòng.

Với tất cả lòng kính trọng, kỷ niệm ngày cưới của chị, chúc chị trẻ, khoẻ, an phận, để nuôi dạy các cháu, những đứa con của tôi.

NGÀY CƯỚI

Ngày 14 tháng 12 của 14 năm trước anh cũng như chú. Thấm thoát thời gian như bóng chim ngoài cửa sổ, còn con chim trong lồng xấu hổ nuốt nước mắt vào trong.

Ngần đấy năm tuy chưa dài so với đời người nhưng đã là cả 1 đoạn trường đầy Kỳ công và Khổ luyện.

Lấy vợ to khỏe như con trâu tốt, còn lo cày cấy, giặt giũ, cơm nước cho cả nhà.
Thông thường chuyện Mẹ chồng - Nàng dâu đều khởi thủy từ dạng Ma cũ bắt nạt Ma mới, nhưng Ma mới mà to, đô, đanh nanh, đỏ mỏ thì đó cũng là cái Hồng phước của gia đình, mẹ chồng không dám dây, chẳng dám sai, tự nhiên yên ấm.

Nhà 2 anh em trai thì chị em dâu cũng có thể va chạm như bát đũa trên chạn, cô em tuy mới nhưng lớn tuổi rồi, cũng là dân biển, lại là gái đất mỏ thì chị dâu chắc cũng chả bắt nạt em làm gì cho thiệt thân.

Đối với vợ, từ ngày đầu đã phải rõ ràng. Việc gì cùng thống nhất thì chồng quyết, việc gì không thống nhất với nhau thì để vợ nói. Chuyện tiền nong cũng đồng thuận, riêng phần bên nội thì em cất trong bồn cầu hay trên chao đèn, đàn bà thường chúa sợ điện với nước.

Làm người đàn ông không cần giỏi nấu nướng, giặt giũ nhưng phải biết để đôi khi đi công tác thì đỡ nhớ vợ chứ không phải vì cãi nhau để nó bỏ về nhà mất.

Nói về kỹ năng làm chồng thì nhiều, chả ai giống ai, nhưng nếu vợ nó có tý nhan sắc thì không từ 1 thủ đoạn nào để nói xấu, 1 là dìm hàng, 2 là đánh động với lũ dân quân, trộm cướp: "Nhà em chả có gì đâu".

Đặc biệt phải bỏ cái kiểu chơi bời khi chưa có vợ: "dùng như phá", vì "hàng vợ" ngày mai, ngày kia ta lại phải dùng lại nên cần ĂN DÈ, giữ gìn như con ngươi của mắt mình, càng già, càng giữ, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, có đấm thì cũng có ngay mù xoa và đấm vào phần mềm thôi em ạ.

Thôi, hy vọng là anh sai. Nhớ bảo trọng, giữ gìn sức khỏe và chăm lo cho cái THẬN của mình em nhé.

KỶ NIỆM
Hôm nay thứ Sáu ngày 13/12/13, ngày rất xấu theo quan niệm phương Tây, nhưng ở ta lại khác, vì chỉ 1 ngày nữa là kỷ niệm 13 năm lần 1 ngày cưới.

Xin được cảm ơn vợ đã cho ta mái ấm, dang rộng tay cho ta gác mái đầu, xòe tấm lưng rộng che chở ta trước bão tố, hà hơi sưởi ấm ta qua đêm đông, dắt ta qua đường tối đầy ma qoái.

Cảm ơn người chăm chút cho ta từ đánh răng, rửa mặt vệ sinh cá nhân hàng sáng, giục ta tắm gội buổi tối, người lặng thầm bỏ gói dầu gội, bàn chải và nửa cái khăn mặt vào va ly công tác.

Những lời kêu ca, phàn nàn hàng ngày trở thành nỗi nhớ đáng yêu khi xa trong giây phút, lúc đó ta mới yêu quý tự do và dân chủ.

Cảm ơn những nếp nhăn suy nghĩ em đã để lại trên trán ta.

Cảm ơn nàng đã dạy ta biết lo toan cuộc sống và công việc, biết nhường nhịn như với con, với vợ.

Xin được gửi tặng tới người như sinh ra ta lần thứ 2 những niềm vui của em và nỗi buồn của tôi.

Nhớ lại khi đi tán, thời đó người ta thường nghe bài Tình khúc buồn do Donho hát:

“Em như một nụ hồng, cầu mong chẳng lạnh lùng,
E như một ngày mộng, mà ta hàng ngại ngùng”

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Tinh-Khuc-Buon-Tuan-Ngoc/ZWZAIEWO.html

VÀ ĐÂY LÀ LỜI PHIÊN BẢN MỚI BÀI HÁT NÀY:

“Em như một người chồng, nàng lo chuyện lòng vòng
Anh như người vợ hiền, tề gia mà buồn phiền
Nấu cơm với rữa chén, giặt quần áo cho em
Rồi bọc tả cho con...

Bao năm cuộc tình này, hằng mơ được một ngày
Bao nhiêu lần định chuồn, bị em liệng vào buồng
Đắng cay như cà cuống,
Rồi thì bó tay anh, rồi thì trói chân anh, buồn...

Cuộc tình giờ đã như ri, cũng cam tâm như 1 thằng lì
Vì từ ngày nàng xuất giá vu quy, đón đưa tôi vào ngục tù
Tàn đời 1 đấng nam nhi
Đất kinh đô mình bị đì
Bạn bè nhìn tôi chúng thương

Ôi bây giờ lạ kỳ, đàn ông chẵng còn gì
Khi xưa mình thật chì, quyền uy trời là nhì
Muốn gì là được nấy
Giờ thì đấm lưng em, giờ thì bóp chân em, buồn

Bao năm cuộc tình này, hằng mơ được một ngày
Bao nhiêu lần định chuồn, bị em liệng vào buồng
Đắng cay như cà cuống
Rồi thì bó tay anh, rồi thì trói chân anh, buồn... “

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

TAM THẬP NHI LẬP


Chuyện cậu cả sứt 1 anh bí thối được bổ nhiệm GĐ sở KHĐT tỉnh Quảng Cãi tốn khá ư nhiều giấy mục.
Đã là con trai 18 là thanh niên, thì 30 dư sức là đàn ông, nếu chơi thể thao chắc làm đội trưởng cả 1 khóa, có khi sắp giải nghệ, nói gì đến chức ở sở.
Nếu không phải con quan thì chắc chả ai nói, mà chỉ có khen, nếu là con Ttg thì thiên hạ câm như hến. Mà họ dựa vào đâu để phản bác? Nào ai biết Năng lực cu sứt ntn, mà chỉ dựa vào Quy trình bổ nhiệm. Hay họ sợ cu con lại kéo thêm mấy bạn đánh đáo về nữa mà loại bỏ mấy cụ, mặt ngoài thì nịnh nọt, nhưng dã tâm thì thủ đoạn khôn lường.
Nhưng xin thưa, cái Quy trình kia cũng như Cứt, nó bảo thủ và trì trệ, nó lấy đảng để sàng lọc...gạt bỏ lớp trẻ năng động, có kỹ năng, chưa bị tiền làm vẩn đục (không thì 2 bố con chắc bị thiên hạ bôi do vào mặt), hay sẵn sáng đổi mới, thử nghiệm. Ít ra cũng kêu gọi đầu tư Du lịch thăm tượng Mẹ VNAH hay Nhà máy Nước dưa ép.
Đèo mẹ, thử xem 40 năm qua ta cũng chỉ củ mài ăn xuống, 10 năm wto cũng chỉ bánh vẽ, nợ công có 60% thì cũng chỉ cần xóa nợ cho DNNN là lại âm...
Vậy thì tin mấy bố già cũng chỉ có vậy thôi, mà Quy trình cũng chỉ là Giấy lộn.
Ủng hộ thằng em cho Cứt nát nó nhanh có chóp.
Đã Nam nhi thì Tam thập Lập nên Sự nghiệp rồi.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

CUỘI ƠI. ĐỪNG BUỒN.


Ngày trung thu mà mưa gió vần vũ, mây đen dầy đặc che kín mặt trăng, hôm sau lại là Trăng máu.
Chắc Cuội buồn lắm.
Không biết dạng thiên tượng này ám chỉ điều gì? Hay điềm báo máu me be bét?
ở bên kia bán cầu, a Tập chủ tịch đi mặc cả với a Ma trên thân xác chị Hằng vừa tuyên bố "Trường Sa, Hoàng Sa thuộc về Trung Nguyên từ thời cổ đại."
Thật là nói trăng, nói cuội. Đặt cược uy tín cá nhân lẫn danh dự quốc gia vào mấy câu nói xằng. Anh cứ giả như bị Ngáo đá mà lúc nào cũng sợ chúng nó bao vây, theo dõi với chống phá.
Lũ nhi đồng nghe ngóng mà lo lắng, phá cỗ trong phấp phỏng, chờ đợi bác trưởng thôn.
Thì may quá, bác chủ tịch xã phát biểu giữa Liên hợp cuội: "Chúng ta giữ biển đảo bằng giải pháp Hòa bình". "Ảnh nói của ảnh, thì tui cũng nói nó là của tui". Thật là người Sang, miệng có gang có thép.
Các cháu thiếu như nhẩy cẫng cả lên. Nhưng hượm đã, sao từng tấc đất như máu thịt ông cha phải dùng Bạo Lực Kách Mạng mới có mà giờ để mặc chó gặm rất dễ dàng.
Hay vì yếu sinh lý nên đành bất lực. Thân phận con sâu, cái kiến nên chả dám kiện củ khoai.
Đấy, vừa rồi, trong Hương ước đang soạn thảo ghi rõ dòng đầu cần "Bảo vệ tổ quốc".
Phải quá. Rất hợp thời. Xưa trẻ uống thuốc say mà chỉ đắm vào Ma giáo và mải Phân chia, Tranh giành tổ quốc, đâm chém anh em nên giờ mất mát mới đem lòng nhớ thương.
Thật không gì chân thành hơn tôn vinh ngày của chú cuội như những hành động thiết thực đó.
Nên ở trên đấy, cuội ơi, đừng buồn. Dưới này bạn bè cuội đầy. Ai cũng sống, học tập và làm việc theo tấm gương chú cả.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

TPP

TPP
WTO không thua đến mức thảm hại, nhưng cũng chả thắng. Có chăng là cân bằng giá xe máy Tàu với xe đạp. Nhưng từ ngày a Kường Ngân chết, xe máy cũng ngắc ngoải, giá oto vẫn cắt cổ, caphe khô rạc, gạo mục kho.
Nắm đấm sắt Shin Line định nhắm vào tàu biển thì ngày nay cả thế giới chơi tàu ngầm.
Có vẻ như ông trời không phù hộ mà cứ cố tình chơi khó con cháu vua Hùng.
Đấy, nhìn mệnh trời là biết.
Đừng hy vọng nhiều quá vào TPP. Có chăng Đức năng thắng số, sống Nhu mỳ tới nhu nhược, hay Khổ hạnh mà chấp nhận khổ đau... Nhường con cháu phần sướng.
Bạn bè tôi 3-4 bằng đại học mà mất việc vì mấy chú Phillipin chỉ vì chúng nói đuọc tiếng Anh. Chú, bác tôi giáo sư, tiến sỹ mà chỉ Giáo dục thường xuyên chứ nào dám Xuyên biển Thái Bình kia chứ...
Ngẫm ra anh Quảng nổ tý nhưng nhanh nhạy, Bphong rồi sẽ bóp Samsung, Lixeha có khi cùng Toyota bá quyền ngành đi lại thế giới. Còn gái Đồ Sơn, Quất Lâm, Vũng Tàu sẽ thống lĩnh thị trường Sing, Mỹ, Úc, mà không phải đi Dubai cho vất vả, hay lang thang, lượn lờ... đất Mã.
Đây chính là những mũi nhọn mà Vietnam ta dám tự hào đề ra luật chơi.
Đó là cơ hội và thách thức, nếu chúng ta biết ngửa lòng, bán thân nuôi miệng, lấy lỗ làm lãi thì tốc độ tăng chửa 10% là hoàn toàn trong tầm tay.

CHÚC MỪNG NGÀY 20/10


Phụ nữ toàn thế giới đã có ngày 8/3, nhưng Việt Nam cứ phải khác, độc và lạ, lấy ngày 20/10/1930 lập hội Phụ nữ Phản Đế Việt Nam làm ngày của mình.
Ngày 20/10 nhìn ngược cứ như Độc Nhất Vô Nhị để tôn vinh những người Phụ nữ Trung hậu đảm đang, chịu nhẫn, chịu nhịn số 1 thế giới, những người Phụ nữ vẫn coi Hy Sinh là Đức tính cao đẹp mà không dám đòi hỏi Quyền được Yêu, Quyền được Hạnh Phúc, Quyền được Sung sướng.
Vậy nên đàn ông Việt cứ cậy đỏ làm càn, chèn ép chị em quá đáng mà phởn phơ, vô trách nhiệm khi "Vợ phải nuôi đủ 5 con với 1 chồng".
Ngày của các bà, các mẹ, các bá, các chị, các em, chúc các chị em quay lại được thời kỳ mẫu hệ mà sẵn sàng xách 50 con ra biển, đổi chồng như thay áo kiểu Dương Thái hậu khi xưa.
Thập kỷ tới đàn ông Việt đông hơn Phụ nữ, các em càng có điều kiện lựa chọn, nhưng khuyên thật: "Dở hơi" mà lấy mấy thằng vụng, lười chẩy thây, tinh tướng mà kênh kiệu, lại còn hay ăn tục nói phét, ăn hại đái khai, cứ Khoai Tây mà dùng cho sướng cái thân cho xứng đáng là Phụ nữ Việt Nam.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Hướng dẫn tiết kiệm năng lượng và nước dành cho người thuê nhà

Hướng dẫn tiết kiệm năng lượng và nước dành cho người thuê nhà

Không cần là chủ của căn nhà quý vị vẫn có thể hưởng lợi từ việc tiết kiệm năng lượng và nước. Gần một phần ba người Úc sống trong nhà thuê. Cho dù có những giới hạn đối với những gì mà quý vị muốn thay đổi trong nhà thuê của mình và thậm chí khi không thể lựa chọn những tấm pin mặt trời và những bồn chứa nước mưa, vẫn có nhiều cách giảm hóa đơn điện nước và tác động đến môi sinh. Thực ra, một số trong các bước tiết kiệm năng lượng và nước hữu hiệu nhất mà quý vị có thể thực hiện là nên thay đổi các thói quen hằng ngày của mình và điều này sẽ không làm quý vị tốn hao tiền bạc nào cả.
Dù quý vị thuê nhà ngắn hạn hay dài hạn đi nữa, có nhiều điều đơn giản và không tốn tiền mà quý vị có thể làm để giảm lượng năng lượng và nước sử dụng và tiết kiệm hàng trăm đô la trong suốt năm mà không cần phải hy sinh sự thoải mái hoặc lối sống của mình.

Các sáng kiến tiết kiệm năng lượng

Hiệu quả năng lượng (đôi khi được gọi là sử dụng năng lượng hiệu quả) đều nói đến việc sử dụng năng lượng ít hơn để cung cấp cùng một mức độ hiệu suất, sự thoải mái và tiện nghi. Hãy thử các bước thực dụng này để giảm việc sử dụng năng lượng và hóa đơn điện của hộ gia đình.
  • Lựa chọn đồ gia dụng tiết kiệm năng lượng. Đồ gia dụng chiếm 30 phần trăm việc sử dụng năng lượng trong nhà của quý vị, vì vậy việc quý vị chọn lựa các đồ gia dụng và cách quý vị sử dụng chúng sẽ tạo sự khác biệt lớn đối với việc tiêu thụ năng lượng và hóa đơn của quý vị. Nếu quý vị đang tính mua sắm một món đồ gia dụng mới, hãy lưu ý đến việc mua một mẫu đồ gia dụng tiết kiệm năng lượng. Hãy nhìn vào Xếp hạng Năng lươmhk để quyết định mức tiết kiệm điện của món đồ ấy—sản phẩm nào càng có nhiều sao hơn càng giúp quý vị tiết kiệm nhiều tiền hơn.
  • Kiểm soát môi trường trong căn hộ của quý vị. Khoảng 40 phần trăm việc sử dụng năng lượng trong nhà là dành cho hệ thống sưởi ấm và làm mát. Vào mùa đông, hãy lưu ý để bộ điều chỉnh nhiệt của hệ thống sưởi ấm từ 18–0 độ C. Vào mùa hè, hãy thử để bộ điều chỉnh nhiệt của hệ thống làm mát từ 25–27 độ C. Việc để bộ điều chỉnh nhiệt cao hơn thậm chí một độ (hoặc thấp hơn) có thể giảm việc sử dụng năng lượng cho hệ thống sưởi ấm và làm mát trong nhà quý vị từ 5 đến 10 phần trăm. Khi đã chạy hệ thống sưởi ấm hay làm mát, đóng kín các phòng mà quý vị không sử dụng bằng cách đóng các cửa ngăn lại.
  • Hàn kín các khe hở. Bằng cách hàn các khe hở trong nhà của quý vị và làm ngừng việc thoát khí ra ngoài qua các khe hở và chỗ nứt, quý vị có thể giảm hóa đơn của mình đến 25 phần trăm. Thử sử dụng vật chắn khí như đệm cát bông (chẳng hạn đệm có hình như con rắn) để ngăn cản không khí thoát ra dưới khe cửa và sử dụng các loại chắn khí cho cửa sổ, sàn nhà, chân tường, cửa sổ trên trần nhà, các gờ nổi ở trần nhà. Hãy kiểm tra với chủ nhà của quý vị trước khi gắn bất kỳ loại chắn khí nào.
  • Cải tiến hiệu năng cửa sổ. Giữ hơi ấm đừng thoát ra ngoài cửa sổ bằng cách gắn các rèm cửa hoặc mành chắn sáng để giữ một lớp không khí tĩnh cạnh cửa sổ. Vào mùa đông, quý vị cũng có thể mở rèm cửa để ánh sáng mặt trời chiếu vào và đóng rèm cửa trước khi trời tối. Tương tự, vào mùa hè nên đóng rèm cửa vào những lúc nóng nhất trong ngày.
  • Chọn quạt hơn là chọn hệ thống làm mát. Quạt trần và quạt đứng chỉ tốn khoảng một phần trăm mỗi giờ sử dụng và sản sinh ít hơn nhiều khí thải nhà kính so với hệ thống làm mát. Quạt giúp không khí lưu chuyển và có thể sử dụng để cải tiến hiệu năng của hệ thống làm mát cũng như làm lưu chuyển không khí nóng và cải tiến hiệu năng làm ấm trong mùa đông.
  • Đổi sang đèn tiết kiệm năng lượng. Khoảng bảy phần trăm việc sử dụng năng lượng trong nhà là dành cho việc thắp đèn. Bằng cách đổi sang các loại đèn tiết kiệm năng lượng và sử dụng đèn một cách hiệu quả quý vị có thể tiết kiệm hơn phân nửa phí tổn cho việc thắp đèn. Thay thế những bóng đèn tròn sợi đốt kiểu cũ bằng loại đèn huỳnh quang gọn nhẹ (CFL) hoặc đèn phát quang diodes (LED) là cách hiệu quả để tiết kiệm chi phí năng lượng. CFLs sử dụng khoảng 20 phần trăm năng lượng của loại bóng đèn sợi đốt và thời gian sử dụng có thể lâu hơn gấp 4 đến 10 lần .
  • Tắt nguồn điện ở chế độ chờ. Nhiều đồ gia dụng và vật dụng điện tử như đồ sạc điện thoại, máy chơi games, lò vi sóng và dàn máy thu thanh vẫn dùng điện khi không sử dụng. Nguồn điện ở chế độ chờ có thể chiếm 10 phần trăm năng lượng trong việc sử dụng điện của quý vị. Tắt hẳn các công tắc trên tường của đồ gia dụng và vật dụng điện tử khi quý vị không dùng đến sẽ giúp quý vị giảm việc sử dụng điện năng lẫn hóa đơn trả điện. Nếu vẫn còn ánh đèn ở chế độ chờ hoặc đồng hồ có nghĩa là đồ gia dụng vẫn còn tiêu thụ điện.
  • Tủ lạnh và tủ đông đá. Nhiệt độ tối ưu của tủ lạnh là từ 3 độ C đến 5 độ C; hoặc đối với tủ đông đá là âm 15 độ C đến âm 18 độ C. Cứ mỗi một độ thấp hơn  sẽ tiêu phí thêm 5 phần trăm điện năng. Cải tiến hiệu năng của tủ lạnh và tủ đông đá bằng cách xả tuyết bám dày trong tủ đông đá và để khoảng trống 5-8 cm quanh tủ giúp lưu thông không khí. Nếu quý vị có một tủ lạnh thứ hai, hãy tắt nó đi và chỉ vặn lên khi nào quý vị cần đến.
  • Máy giặt và sấy quần áo. Tiết kiệm điện năng và nước khi sử dụng máy giặt bằng cách giặt nước lạnh, và để chế độ giặt ngắn nhất có thể, chỉnh mức nước cho thích hợp với trọng lượng đồ trong máy giặt đợi cho đến khi quý vị có đủ quần áo cho một lần giặt. Phơi quần áo trên dây thay vì sử dụng máy sấy—điều này không làm quý vị tốn tiền.

Các lời khuyên tiết kiệm nước

Tiết kiệm nước sẽ giúp quý vị bớt thêm mỗi một đô la chi phí cho việc trả tiền nước. Có nhiều cách thức sử dụng nước khôn ngoan ở nhà và trong vườn nhằm bảo đảm nguồn nước cho tương lai của chúng ta.
  • Sử dụng vòi nước hiệu quả. Một vòi nước bị rỉ ở tỷ lệ một giọt trong mỗi giây đồng hồ sẽ tiêu phí hơn 12.000 lít nước trong một năm. Tiết kiệm nước bằng cách sửa bất kỳ vòi nước bị rỉ ngay khi có thể được. Quý vị có thể giảm sử dụng nước bằng cách gắn vòi có đầu lọc. Đầu lọc giới hạn lượng nước chảy và có thể gắn vào bên trong và bên ngoài của vòi nước. Quý vị có thể cần phải hỏi ý kiến của chủ nhà trước khi tiến hành thay đổi trong nhà.
  • Gắn vòi hoa sen tiết kiệm nước. Nếu quý vị có những vòi hoa sen không tiết kiệm nước kiểu cũ, thử yêu cầu chủ nhà của quý vị đổi chúng với loại tiết kiệm nước, vì các loại vòi hoa sen tiết kiệm nước này chỉ sử dụng một phần ba nước và có thể tiết kiệm hơn $200rong một năm cho hóa đơn tiền điện và nước của quý vị.
  • Dội nước bồn cầu. Khi sử dụng bồn cầu có hai nút, nên sử dụng nút tiết kiệm nước khi thích hợp. Nếu chủ nhà của quý vị muốn thay thế bồn cầu có một nút bấm, hãy đề nghị chủ nhà thay thế loại bồn cầu tiết kiệm nước có hai nút bấm vì nó có thể tiết kiệm 51 lít nước hằng ngày cho một người sử dụng. Nếu chủ nhà không muốn chọn loại bồn cầu này, quý vị có thể mua một thiết bị thay thế nước hoặc sử dụng một bình nhựa chứa đầy nước trong thùng chứa nước của bồn cầu để giảm khả năng xả nước của bồn cầu.
  • Giảm việc sử dụng nước trong vườn. Một bãi cỏ xanh như trước đây có thể tốn đến 90 phần trăm lượng nước tưới vườn. Quý vị có thể giảm điều này bằng cách chỉnh máy cắt cỏ cắt ở mức 4 cm hoặc cao hơn. Quý vị cũng có thể giảm việc sử dụng tưới vườn bằng cách cải tiến cách sử dụng nước trong vườn và chọn các vật dụng tiết kiệm nước.

Nguồn thông tin cho người thuê nhà

Thảo luận với chủ nhà hoặc đại lý địa ốc của quý vị.

Sửa chữa, bảo dưỡng hay bảo trì, gồm bất kỳ cải tiến nào khác đều thường phải có sự cho phép (và tài chánh) từ chủ nhà. Mỗi tiểu bang và lãnh thổ có những luật lệ khác nhau dành cho người thuê nhà, thế nên điều quan trọng là quý vị cần phải tìm hiểu thông tin và xin phép chủ nhà trước khi tiến hành sự thay đổi nào trong nhà thuê của quý vị.
Một số điều cần nhớ khi nói chuyện với chủ nhà hoặc đại lý địa ốc để yêu cầu thực hiện các cải tổ để có thể sống sạch hơn gồm:
  • Bồi hoàn và trợ giúp. Các loại bồi hoàn và trợ giúp của chính phủ hiện có sẵn cho chủ nhà khi muốn thực hiện những cải tổ để có thể sống sạch hơn. Để giúp cho những yêu cầu của mình, quý vị có thể tìm kiếm thêm các thông tin dành cho chủ nhà trong phần bồi hoàn và trợ giúp và tìm xem có điều nào liên quan đối với tình huống của quý vị.
  • Khấu trừ thuế. Những cải tổ trong nhà cũng như các sửa chữa và bảo trì đều được khấu trừ thuế. Quý vị có thể xem Hướng dẫn dành cho chủ nhà cho thuê của Sở Thuế Vụ Úc để tìm xem những điều khoản nào được áp dụng trong căn hộ của quý vị và đưa các thông tin này cho chủ nhà của quý vị.
  • Ích lợi của sự đầu tư. Khi đầu tư vào các cải tổ trong nhànâng cao hiệu năng sử dụng năng lượng và nước chủ nhà của quý vị có thể làm tăng giá trị của căn nhà, làm cho căn nhà có sức thu hút mạnh hơn đối với người mua và người thuê trong tương lai.
Đảm bảo bất cứ yêu cầu nào mà quý vị đề ra đối với chủ nhà hoặc đại lý địa ốc phải được viết thành văn bản. Quý vị cũng nên giữ một bản hồ sơ của tất cả các yêu cầu và bất cứ thỏa thuận nào từ chủ nhà hoặc đại lý địa ốc cho việc thay đổi hoặc cải tổ trong nhà.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

THẤY GÌ TỪ THỦ KHOA TRƯỢT ĐẠI HỌC.


Chuyện ầm ý về cô thí sinh đạt 27,5₫, cộng 1,5 mà vẫn trượt đại học vì Khai gian lý lịch mấy hôm nay.
Thật tôi không quan tâm. Nhưng thế mà thành đề tài của toàn XH thì tôi thấy mình cần góp thêm tiếng nói nữa vào sự hỗn loạn này.
Đầu tiên tôi ủng hộ Thượng tôn Pháp luật, dám làm, dám chịu. Không thể dùng Tâm thư thay Luật được. Không kể trẻ con, phụ nữ mà cả CA Tuyên Hóa hay ai đã xác nhận Lý lịch trước khi cháu nộp Hồ sơ, có sai cũng phải nhận. Thể mới là chính quyền Minh bạch và Trong sạch chứ.
Nhưng việc khai lý lịch quên phần về bố trước khi ra đời nó mang tính Trả Thù, Thù dai, Thù vặt. Nó cho thấy sự hẹp hòi, đố kỵ của CA xã.
Thử hỏi bao nhiêu người trước ghi Bần Cố nông trong LL giờ bỏ, bao nhiêu cán bộ khai gian tuổi, khai gian công lao, thành tích để nhận Huy chương? Bao Lão thành trước không trộm khoai, trộm sắn thì cũng vào tù ra tội? Bao người tham nhũng mà vẫn là Vô sản? bao người vì tiền mà làm sụp đổ cả những ngành mũi nhọn? bao nhiêu....kể không hết.
Để thấy chuyện cô bé quên việc của bố trước cả khi lấy vợ ấy hay em bé ra đời là bình thường.
Vậy đáng lẽ từ cấp địa phương, cái cấp nhũng nhiễu đó, phải biết Đặc cách như người ta đặc xá, như người ta sắp nhận bằng khen để thu hút người tài, chưa biết nhưng điểm 27,5 là khá rồi. Đằng này nhân tài cạn kiệt mà không biết chắt bóp, chỉ biết chẹn nhau.
Đôi lời ủng hộ cô bé, nhưng hỏi thật, cái ngành em chọn ý nó Báu Bở, Sáng láng, danh giá gì mà em cứ đâm đầu vào như vậy?

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

NHỮNG CÂU CHUYỆN THỜI ẤU THƠ CÁC CÔ BÉ CẬU BÉ KỂ LẠI


1. Sắp họp phụ huynh, điểm của tui gớm quá, sợ bị mắng nên tui nói với giáo viên là ba mẹ đi vắng, cậu tui đi thay được không, giáo viên đồng ý. Ngày hôm sau, tui cõng cậu tui mới 3 tuổi bước trên con đường chông gai không lối thoát.
2. Hồi tiểu học, tui là top 3 của lớp, thầy tui nói tui là đứa lên nhận thưởng đầu tiên, dặn tui nhớ lễ phép. Tui lên nhận giấy khen, sau đó, trước mắt toàn trường, tui quỳ xuống trước mặt thầy hiệu trưởng, dập đầu lạy thầy ba cái.
3. Mẹ ơi, vì sao đuôi của con lại mọc ở phía trước...
4. Tính tui hay quên. Hồi đó có lần bị mẹ đánh, tui khóc um sùm chạy đi tìm ba, chạy một vòng quanh nhà thì thấy mẹ đứng trước mặt, tui liền chạy tới ôm mẹ mà gào "mẹ ơi, ba đánh con!"
5. Hồi nhỏ, mẹ không cho tui mặc váy khi chơi xích đu, mẹ nói như vậy sẽ bị tụi con trai nhìn thấy quần sịp. Vậy nên mỗi lần mặc váy chơi xích đu thì tui đều cởi quần sịp ra, còn nghĩ là mình thông minh lắm.
6. Lần đầu gặp đèn đỏ là lúc tui đang tham gia hoạt động ngoại khóa. Khi đó bạn cùng lớp nói quần tui toàn là máu, tui chạy vào WC kéo quần xuống xem, tui sợ đến nỗi khóc luôn. May sao gần đó có một thầy giáo, tui liền báo với cô, cô hỏi tui có đau bụng không, tui nói có, cô lại hỏi tui học lớp nào, sau đó cô ấy đưa tui lên văn phòng tìm giáo viên chủ nhiệm, cô ấy nói "học sinh lớp cô XXX hình như bị sinh non này", cả văn phòng lặng người. Rốt cuộc phải nhờ nhân viên phòng y tế đến xem giúp.
7. Lần đầu tiên gặp đèn đỏ, tui về nhà nói với mẹ là tui có thai rồi, mẹ tui hoảng hồn, tui lại nói không sao đâu, đứa bé rơi mất rồi...
(ST)

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

TỔNG HỢP BÁO CHÍ CÁCH MẠNG

Nóng thế này mà bao sỹ tử vẫn đi thi, ngồi trong phòng học cấp 4, dù có nóng nữa nhưng thanh niên chúng chịu đựng được.
• Lo là lo cho các cha mẹ ngoài kia chờ đợi giữa trời nắng, 
• Lo là lo cho hội thanh niên tình nguyện bị ấm đầu mà nắm tay nhau đứng dọc phố, 
• Lo là lo cho bác Bộ trưởng béo quá đổ vật xuống nền, ngất lịm mà lâm trọng bệnh.
• Lo là lo cho chị em đi đứng, ngủ nghỉ cứ rạng tè he ra cho mát còn đàn ông cứ trố mắt ra xem mà tông xe vào tường.
• Lo là lo bọn trường gà đằng Long An khiến người Việt- Cam oánh nhau bởi công nhân TQ, mịa cái bọn ham cờ bạc vào tận máu.
Nhưng lo nhất là Lo cho Phó chủ tịch QH cũng nhiễm virus từ CT nc, Phó TTg mà ngồi trong nhà cho mát, phó mặc hết biển đảo cho bọn sĩ sử đang ngồi thi, chả biết tỉnh hay ngất, chả biết thi rồi, nhưng sau này liệu có ăn hay không? Hay không có việc lại đóng tàu ra biển mà giữ đảo.

OBAMA ĐANG RUN SỢ
Obama sợ Việt Nam nên đón TBT của ta mà không dám làm rầm rộ
• Mỹ sợ đón TBT ta ở sân bay thủ đô thì tắc đường bởi cánh cờ vàng, sợ cờ đỏ phang nhau giữa phố.
• Họ sợ bắn đại bác thì dân trong nước phát cuồng, dân Hải ngoại thì phát điên.
• Họ sợ chúng ta phát biểu rằng Đế quốc Mỹ đã thực sự Hối hận và Ăn năn.
• Họ sợ đón tiếp trọng thị thì Việt Nam được thể đòi bồi thường.
• Họ sợ ta nói Mỹ đã thừa nhận Độc đảng là Tiến bộ của loại người, đi trước nhân loại 2 thế kỉ.
• Obama sợ gác chân thì thất thố mà thấy cầm giấy đọc thì lại không thể hô hố cười.
• Họ sợ ta rêu rao rằng Mỹ trải THẢM ĐỎ đón Việt Nam vào TPP.
• Hay linh đình thì Báo lề phải vu cho Việt Nam mang Văn minh đến cho nước Mỹ.
• Xưa họ “sợ” Nam Việt CH “Ăn bám” như thế nào thì nay họ ngại Bắc Việt “Ăn vạ” như vậy.
• Họ sợ cả thế giới tưởng hai đứa kết thân với nhau thành liên minh Ma quỷ.
• Họ sợ mang tiếng với Tàu là lén đi đêm với Việt Nam mà buông thị trường to bằng cả châu Âu cộng lại.
• Obama cũng sợ bị mời đãi bôi mà phải bay qua vùng ADIZ thì phiền.
Nói chung là Obama sợ trí TƯỞNG TƯỢNG của người Việt Nam chúng ta, nó phong phú và bay bổng vượt quá 9 tầng mây, đến tàu vũ trụ cũng không với tới.
Nói chung là với chúng ta sẽ chẳng có gì đáng sợ.
Kệ nó, để xem sao.

  • Trước đây, lên án chủ nghĩa thực dân cường quyền ác bá, hiếp đáp người dân, đánh đạp tàn nhẫn, sưu cao thuế nặng, bắt lính hay phu dịch, nhổ lúa để trồng đay, đời sống dân cơ cực.
  • Còn nay Báo chí CM cần giải thích rõ với dân tăng thuế, thêm phí để nuôi đảng, nuôi chính phủ và Nhà nước, những hành động ép cung để tránh bỏ sót tội phạm, nhổ lúa, san nền nhằm xây dựng những Khu công nghiệp, những Nhà máy mới. Những dân cư đói khổ, bất công chỉ là thiểu số.

  • Xưa Báo chí CM kêu gọi dân xuống đường biểu tình, bãi khóa, đình công, tăng lương, giảm giờ làm.
  • Ngày nay Báo chí khuyên giải người dân cần phải ở trong nhà, chăm lo việc vặt, quên hết chuyện thế sự, vì đã có đảng và Nhà nước lo.

  • Trước đây Báo chí CM lên án những thể loại Văn hóa nghệ thuật như “Hồn bướm mơ tiên”, “Nửa Chừng Xuân”, hay “Tố Tâm”… là ủy mị, sướt mướt, ru ngủ người dân, hướng vào vòng trụy lạc mà quên đi vận mệnh quốc gia.  
  • Nhưng ngày nay chúng ta kêu gọi giải phóng Phụ nữ, lộ vòng 3 với vòng 1, ủng hộ chị em khoe thân, khoe vếu để nổi tiếng, ngửa mình để thành đạt.

  • Trước đây Báo chí CM nêu những tấm gương hy sinh anh dũng để khơi dậy lòng tự hào, thôi thúc chiến sỹ tuyến đầu nhưng anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, La Văn Cầu hay dựng đứng lên nhân vật Lê Văn Tám.
  • Thì nay, Báo chí CM nêu gương những đảng viên trung kiên, hết mình vì đất nước như Dương Chí Dũng, Trần Văn Truyền, quyết đấu tranh với những thành phần bất hảo như Kim Quốc Hoa, Nguyễn Công Khế. Nếu có phải dựng chuyện cho Nguyễn Thanh Chấn thì cũng có ngân sách mà đền bù cho 10 năm oan sai.

  • Xưa chúng ta lên án tham nhũng, lãng phí khi chính phủ thực dân xây dựng Nhà hát, dựng tượng đầm xòe.
  • Nay báo chí phân tích tại sao phải bắn pháo hoa, chặt cây, xây đường xe bus để dân nghèo quên đi đói khổ.

  • Xưa chúng ta biết có LX, TQ đứng sau lưng nên Báo chí luôn nêu cao tinh thần, dân tộc, yêu nước, cộng sản cả thế giới mà vừa oánh vừa chửi Đế quốc lớn nhất thế giới.
  • Nhưng nay, nghèo đói, chất lượng cuộc sống âm, há mồm mút sữa từ TQ, có xin cũng chẳng hội nào cho vào nên đành bấm bụng, bóp chặt tinh thần dân tộc để quên đi biển đảo, biên giới, cả người dân Việt phải đi làm oshin hay đĩ khắp châu á, tàu cá bị đâm ngoài biển Đông…cũng đành lấy sì căng đan, chuyện tào lao như hôn nhân của Hồ Ngọc Hà mà đánh lạc hướng dư luận.

  • Xưa chúng ta tìm được nguyên nhân nên kinh tế VN suy sụp là do TT Nguyễn Văn Thiệu mang 16 tấn vàng sang Mỹ.
  • Giờ Báo chí CM giải oan cho ông và đổ cho Liên Xô mang đi mất, coi như VN trả nợ đồng minh.
Tuy chỉ là vài gạch đầu dòng, nhưng như vậy đã đủ việc cho Báo chí CM làm cả thế kỉ vừa qua.
Chúc nền Báo chí Cách mạng tiến tới Dân chủ trong thế kỷ này.
Ta Hoang Tuan's photo.
Thêm chú thích









Trưa ngồi cafe, đang bản tin Quan trọng:
- 90% quan chức cho rằng VN là kinh tế thị trường, giống hệt ý kiến TBT, TTg đi thuyết khách.
- Nhưng 90% dân và doanh nghiệp đều nghĩ ta vẫn đang Kinh tế nhà nước.
Thì bàn bên có cô vợ sa sả mắng chồng: chỉ là thằng trẻ con to xác, đến giờ vẫn không biết PN muốn gì, rằng chồng mới chỉ mở mồm là đã bết định nói gì, thối như vứt.....ba la, bô lô.
Làm ông không nghe được Tivi. Điều lạ là cô nàng cứ lúc nhìn chồng, lúc lườm mình, chột dạ quá.
Chứ không đã ra vinaXIN ac đi về, nhờ a vinaLAI dùm, để người ta còn nghỉ ngơi.
Lạ thật, chuyện chấy rận mà chém như chỗ không người.

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

NHỚ NGÀY XƯA ĐI THI

Cũng ngày này hơn hai chục năm trước, khi tôi thi vào Cấp 3 Thăng Long, ngôi trường cũ cuối khu Bách Khoa chạy Bạch Mai, năm 91 cũng đã là dạng danh giá, nhưng ọp ẹp với mấy dãy nhà cấp 4 chứ không hoành tráng như ngày nay.
Sáng mẹ cho ăn sáng như bình thường, hình như có tí xôi đỗ, chắc không có chuối tráng miệng, để lấy may. Rồi bố đèo đến trường từ sớm, cho đỡ tắc đường, dù từ Khu lắp ghép Trương Định lên cũng chừng 2 cây là cùng. Đứng ở cổng lớ ngớ thấy thiếu thẻ gì đó, giật mình, toát mồ hôi, vội lật đật chạy ra cổng trường, thì bố về mất rồi.
Tóm vội áo một bác trai, chắc cũng đưa con đi thi, đang đứng cạnh con 81-82 gì đó, cũng trạc tuổi bố mình, thằng cu mang khuôn mặt khổ sở nhờ bác chở về giúp.
Ông cụ giúp luôn, tới cổng nhà chạy ù vào bàn học để lấy, lướt qua mặt ông bố đang ngỡ ngàng đứng giữa sân, tay cầm cái áo vừa cởi, không nói nên lời… Rồi lại vội ra cổng nhờ bác đưa lại trường.
Tới cổng, chạy ù vào sân trường luôn, hồ sơ thi cũng suôn sẻ, kết quả thi không tốt lắm nhưng sau cũng vào được lớp A.
Nhưng vẫn còn nỗi lăn tăn bao năm, chuyện vẫn nhớ, ấy là tiếc không xin tên, xin số của bác, hay thậm chí một cái bắt tay thật chặt cảm ơn bác, cũng không rõ con bác có đỗ và cùng học Thăng Long không. Sau, việc học thời tuổi trẻ vô tư cứ cuốn đi.
Ngày nay có facebook mới viết được ra, bạn nào có bố từng kể chuyện này năm 91 tại cổng trường PTTH Thăng Long Hà Nội thì cho xin tên và để mình gửi lời cảm ơn ông cụ.
Dù ông cụ, như mọi bậc cha mẹ khác đều sẵn sàng dãi nắng dầm mưa chờ con ngoài cổng, đều vô tư giúp những đứa trẻ khác như yêu thương con của chính mình.
Chuyện viết ra cũng là lời chia sẻ với các bậc cha mẹ ngoài nắng kia đang đưa các bạn trẻ đi thi.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Lại phải “kính lạy các nhà văn” trước… Đại hội

07:00 | 07/07/2015




Họp báo về Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam 
Chỉ còn hai ngày nữa, Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX sẽ được khai mạc tại Khách sạn La Thành.
Trong các Đại hội của các hội nghề nghiệp, thì Đại hội Nhà văn những năm gần đây bao giờ cũng là "lắm chuyện" nhất.
Kẻ viết bài này cũng đã vài lần được đi dự Đại hội Nhà văn, từng được “tín nhiệm” bầu vào Ban Kiểm phiếu và quả thực, thấy buồn vô cùng.
Các nhà văn, người thực thi sứ mệnh “văn dĩ tải đạo”, người chuyên viết ra lời hay, ý đẹp, luôn cao giọng phán xét, dạy bảo thiên hạ, và cũng luôn coi mình là “bố” thiên hạ nhưng khi vào đại hội thì không hiếm người lộ chất háo danh, chất giang hồ, chất nghệ sĩ rởm, chất cơ hội và thậm chí cả ngông cuồng nữa.
Có nhà văn ngang nhiên uống rượu trong hội trường.
Có nhà văn ngang nhiên hút thuốc lào sòng xọc.
Lại có nhà văn ngang nhiên xông lên cướp micro để “cướp diễn đàn”.
Rồi phát biểu mỉa mai, móc máy nhau, thậm chí mạt sát nhau…
Rồi chạy vạy xin phiếu để được vào Ban Chấp hành…
Rồi khi không được bầu thì cao giọng “tao… ị vào cái Ban Chấp hành”.
Ngẫm mà thấy buồn cho cái danh Nhà Văn.
Ngày xưa, Đại hội Nhà văn có thế đâu nhỉ?
Đại hội năm nay, nghe nói với hơn một ngàn hội viên thì người ta giới thiệu tới… gần một nửa tham gia… ứng cử vào Ban Chấp hành?
Quả là một con số kỷ lục, và chắc chắn chưa từng có.
Dĩ nhiên, có đến 9 phần 10 trong số này là chỉ được đôi ba phiếu giới thiệu, còn số được giới thiệu quá bán thì cũng chả đáng là bao, mà hầu hết lại là người trong Ban Chấp hành cũ.
Khổ quá các nhà văn ơi. Sao mà lại háo danh đến thế, tham quyền cố vị đến thế?
Có người đã vài ba lần đột quỵ, đi không vững, nói líu lo… ấy vậy mà vẫn… ứng cử?
Có người bao năm nay, một chữ không viết, suốt ngày nói lăng nhăng trên Blog, trên Facebook, nhưng vẫn được giới thiệu? Đơn giản là vì người ta thấy ông… chả có tội lỗi gì.
Rồi cũng có người tham ô, tham nhũng, làm mất bao nhiêu tiền nhưng vẫn… muối mặt ứng cử?
Và cũng nghe nói, nếu cuộc bầu bán ở Đại hội này diễn ra… y như cũ, thì thật là bi kịch cho nhà văn Việt Nam.
Nhưng khổ nỗi, nhiều nhà văn cũng lại rất dễ tính… Bầu cho ai cũng được, mất gì của mình. Gặp nhau ở Đại hội, xem thằng nào sống, thằng nào sắp chết, ai viết được gì, và để khỏi quên mặt nhau… thế là đủ. Còn bầu ai ư? Ai mà chả được???
Nhà văn… Cả nước hơn 90 triệu dân, mà có khoảng một ngàn nhà văn? Xem ra cũng là “tinh túy” đấy chứ?
Vậy kính lạy các nhà văn. Xin các nhà văn hãy dẹp bớt cái tôi, cái ngông, cái sĩ diện hão của mình lại… để cho bàn dân thiên hạ nhìn vào và thốt lên “Đúng là Đại hội của các… Nhà văn”.
Nguồn:

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

MỐI THÙ NHÀ TÂY SƠN VÀ VUA GIA LONG: CHUYỆN ĐỜI VAY TRẢ

Mối hận của vua Gia Long với nhà Tây Sơn: Tấn bi kịch lịch sử

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát. Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?


Bài viết của nhà nghiên cứu lịch sử Võ Hương An
*     *
*
Lời người viết: Mùa Vu lan năm Canh dần 2010, tự nhiên tôi nhận được nhiều email của thân hữu gởi đến – có ngày nhận hai ba cái — kèm theo truyện ngắn “Một ngày lễ Vu lan sầu thảm” của Tịnh Thuỷ, viết về sự tàn ác và hèn hạ của vua Gia Long trong việc hành hình vợ chồng Trần Quang Diệu & Bùi Thị Xuân — hai dũng tướng của Tây Sơn — và gia đình (mẹ già và con gái). Nội dung của các điện thư hoặc có ý hỏi tôi sự thật có đúng như vậy không, hoặc tỏ ra đồng ý với tác giả, chê trách vua Gia Long tàn ác. Bài viết này xin xem như một câu trả lời, sự thật lịch sử là một kinh nghiệm chung ở đời…
Đôi nét lịch sử
Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc. Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi, vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn. Vào đầu thế kỷ XX, vua Khải Định đã chọn ngày này ( mồng 2 tháng Năm âm lịch) làm ngày quốc khánh của nước Đại Nam, đặt tên là ngày Hưng quốc khánh niệm. Những ai ở lứa tuổi trên 70 ở Trung kỳ, từng cắp sách đến trường có thể còn nhớ đôi chút về ngày này, nhất là ở Huế. Đó là ngày mừng đất nước thống nhất. Niên hiệu Gia Long bao hàm trong ý nghĩa đó — vua muốn nói ông là người đã đi từ Gia Định thành tới Thăng Long thành để thống nhất đất nước. (Võ Hương-An, Thăng Long và Gia Long )
Ngay sau khi chiếm lại Phú Xuân và trong khi vua Cảnh Thịnh của Tây Sơn đang còn làm chủ ở miền Bắc thì Nguyễn Vương đã cho “Phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng, phơi thây, bêu đầu ở chợ” (Thực lục I, tr.473).
Sau khi chiếm được Bắc hà, bắt được trọn gói vua tôi, anh em vua Cảnh Thịnh, hoàn thành cuộc thống nhất đất nước từ Nam chí Bắc, vua Gia Long khải hoàn về kinh. Ngày giáp tuất tháng 11 năm Gia Long thứ 1 (7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802) vua đem tù binh ra làm lễ hiến phù ở Thái Miếu. Hiến phù là lễ trình diện tù binh trước bàn thờ tổ tiên, và Thái Miếu là nơi thờ 9 đời chúa Nguyễn. Sau lễ,
“Sai Nguyễn Văn Khiêm là Đô thống chế dinh Túc trực, Nguyễn Đăng Hựu là Tham tri Hình bộ áp dẫn Nguyễn Quang Toản [vua Cảnh Thịnh] và em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì, cho 5 voi xé xác, đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ [bài vị] của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại [Ngoại Đồ Gia, cơ quan chế tạo của triều đình, sau gọi là Võ Khố] (năm Minh Mệnh thứ 2 đổi giam vào ngục thất cấm cố mãi mãi). Còn đồ đảng là bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài.” (Thực lục I, tr.531)
Trong chiếu bố cáo cho toàn dân được rõ về lễ hiến phù ngày 7 háng 11 Nhâm tuất, có câu mở đầu : “Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu …” và kết thúc bằng câu “Nhạc Huệ trời đã giết rồi, cũng đem phanh xác tan xương, để trả thù cho Miếu Xã, rửa hận cho thần nhân.” (Thực lục I, tr.532,533)
Theo tài liệu của Bissachère, trước khi nhận lãnh cái chết thảm khốc, anh em vua Cảnh Thịnh còn bị bắt phải chứng kiến cảnh lính tráng tiểu tiện vào sọt đựng hài cốt của cha (Nguyễn Huệ) và bác (Nguyện Nhạc) (theo hồi ký của Bissachère) trước khi hài cốt bị đem “giả nát rồi vất đi”.
Xem thêm:

Phẩm bình của lịch sử
Tại miền Nam trước 1975, có hai bộ thông sử tiếng Việt thông dụng là Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim và Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn. Viết về vua Gia Long, cả hai bộ sử đều giống nhau ở một điểm: có phê phán sự hẹp lượng của vua Gia Long qua việc giết hại công thần (vụ án Nguyễn Văn Thành và vụ án Đặng Trần Thường), có kể rõ việc hành hình trả thù Tây Sơn nhưng hoàn toàn không bình luận, phê phán gì đến sự “quá tay” trong việc này. Tại sao?
Hoa Bằng, tác giả Quang Trung, Anh hùng dân tộc (Nxb Bốn Phương, Saigon, 1953) khi kết luận thiên biên khảo đầu tiên bằng tiếng Việt về đề tài này đã ngậm ngùi viết:
“Vậy mà Nã [Phá Luân, Napoléon I] được gởi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau hoài niệm, viếng thăm ; còn Quang Trung : mả phải đào, xương phải tán, dòng dõi bị chu di, sự nghiệp liệt liệt oanh oanh gói tròn trong một chữ ‘Ngụy’”
Nhà viết sử Trần Gia Phụng trong Nhà Tây Sơn (Nxb Non Nước, Toronto, 2005) cũng đã có lời bình phẩm nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc:
“Cuộc trả thù được vua Gia Long xem là ‘ nghĩa lớn Kinh Xuân Thu’ nhưng hành hạ di cốt địch thủ trước mắt con cái họ trái hẳn với đạo lý cổ truyền của dân tộc.” (tr.240)
Phê bình mạnh tay, mạnh mẽ hơn có Quách Giao :
Nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn vô cùng khắc nghiệt. Quật mả Vua Thái Ðức, Vua Quang Trung, chém giết dòng họ, tướng tá nhà Tây Sơn đến thế, Nguyễn Phúc Ánh chưa cho là đủ, còn truyền đào mồ mả của cha ông hai nhà anh hùng áo vải và của những người đã theo nhà Tây Sơn và đã chết trước khi non sông đổi chủ.
Còn đối với Nhà Tây Sơn thì Nguyễn Phúc Ánh chém tất cả dòng họ, từ Vua Bửu Hưng [Cảnh Thịnh], cho tới một em bé mới sanh mà đã lọt vào ngục thất. Lại truyền đào mả Vua Thái Ðức và Vua Quang Trung, nghiền xương đổ xuống bể. Còn sọ thì đem xiềng nơi ngục thất trong Hoàng Cung để làm lọ đi tiểu.
Ðể nhổ cỏ cho sạch gốc, Nguyễn Phúc Ánh sức mọi nơi truy tầm những bà con gần xa của họ Nguyễn Tây Sơn, và những Tướng Tá của Tây Sơn còn trốn tránh nơi sơn dã.
Hai người con Vua Thái Ðức là Văn Ðức, Văn Lương và cháu nội, con Nguyễn Bảo, là Văn Ðẩu, nương náu nơi Mộ Ðiểu, Vùng An Khê. Vua tôi Nhà Nguyễn biết nhưng sợ người Thượng, không dám đến bắt. Mãi đến năm Minh Mạng thứ 12 (1832) thấy tình thế đã yên, ba chú cháu mới đem nhau về thăm quê cũ ở Kiên Mỹ. Bọn bất lương đi mật báo. Quân Nhà Nguyễn đến vây bắt giải về Phú Xuân giết chết.
…Ngót 150 năm, Nhà Nguyễn cố làm cho người người quên Nhà Tây Sơn. Những người yêu nước vẫn luôn nhớ đến Nhà Tây Sơn, ngọn bút yêu nước vẫn chép đi chép lại, vẫn tìm tòi trong nơi khuất tịch những tài liệu còn dấu cất, để viết về Nhà Tây Sơn.
Và tiếng Anh hùng Áo Vải, Anh Hùng Dân Tộc mãi còn vang, khi nhẹ nhàng, khi mạnh mẽ, trên đất nước Việt Nam, từ Nam chí Bắc.
Còn Nhà Nguyễn đã làm được gì?
Có người bảo rằng đã thống nhất Bắc Nam.
Ðó là quên rằng chính Nhà Tây Sơn đã thống nhất Bắc Nam, rồi Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm trên tay Ðông Ðịnh Vương và Cảnh Thịnh. Sau bao phen bể nổi dâu chìm Nhà Nguyễn còn để lại tiếng Rước voi, cõng rắn.
Trăm năm bia đá thời mòn
Nghìn năm bia miệng mãi còn trơ trơ.
Trong văn hóa phương Tây, đánh nhau là đánh nhau nhưng không có chuyện trả thù kẻ chiến bại một cách tàn nhẫn, nhất là đối với người đã chết, Do đó, khi bắt gặp hành động “dã man” này của vua Gia Long, Stanley Karnow, tác giả tiếng tăm bộ sử VietNam, A History (Penguin Book, 1984) đã viết:
“Ông ta tỏ ra chẳng khoan dung chút nào đối với kẻ thù đã chiến bại, dù đã chết hay còn sống. Binh sĩ của ông đã quật xương cốt của một cặp vợ chồng cầm đầu Tây Sơn đã chết [Nguyễn Huệ], tiểu tiện vào xương cốt đó trước sự chứng kiến của con cái họ và những người này sau đó tay chân bị trói vào 4 con voi và xé nát.” (p.65) (He showed no mercy to his beaten adversaries, dead or alive. His soldiers exhumed the bones of a deceased Tayson leader and his wife and urinated on them before the eyes of their son, whose limbs were then bound to four elephants and ripped apart.)
Nếu Nhà Tây Sơn không có Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến thắng quân Thanh và quân Xiêm vang dội trong lịch sử thì hành động “vì 9 đời mà trả thù” của vua Gia Long chưa chắc đã bị búa rìu dư luận nhiều như đã xảy ra. Ngoài việc ghi chép khá rõ ràng của Quốc Sử Quán Nhà Nguyễn thì hồi ký sống động của giáo sĩ De la Bissachère về việc hành hình trả thù của vua Gia Long đối với anh em và vua tôi Cảnh Thịnh (2), đã gây tác động tâm lý không nhỏ trong giới sử học Đông Tây (Thực ra ông này không chứng kiến cuộc hành hình mà chỉ nghe ai đó kể lại). Thử đi vào mạng lưới toàn cầu, gõ mấy từ khóa như Gia Long, Tây Sơn, Nguyễn Huệ, thì tha hổ đọc công luận phẩm bình, đa số đều chê Gia Long về việc này. Điều này cũng dễ hiễu thôi vì hào quang chiến thắng quân Xiêm và quân Thanh của vua Quang Trung rực rỡ quá, đã che mất sự thật thê thảm ở bên trong. Thêm vào đó, với mấy chục năm lịch sử triều Nguyễn do Gia Long khai sáng, đã bị miệt thị thậm tệ, đã ảnh hưởng không ít trên sự nhận thức của người đọc, nhất là giới trẻ. Mặc dầu ngày nay gió đã đổi chiều, đã bắt đầu có sự chuyển biến trong nhận thức về sự nghiệp của Nhà Nguyễn (3) nhưng không thiếu chi người vẫn tư duy trong nếp cũ.
Câu hỏi đặt ra
Các sách sử Việt Nam viết về hành vi “tàn ác” trả thù Tây Sơn của vua Gia Long đều lấy tài liệu từ các bộ chánh sử của Nhà Nguyễn (Đại Nam Thục lục đệ nhất kỷ, Đại Nam Liệt Truyện ), trước khi biết đến các chi tiết khác do nguồn sử liệu Tây phương cung cấp. Sử thần Nhà Nguyễn trong Quốc Sử Quán đã không giấu diếm gì cả, viết trắng chuyện này ra cho hậu thế cùng biết, người sau chỉ lặp lại, chỉ thêm lời bình phẩm nặng nể mà không có bớt.
Riêng người viết, trong niềm ngưỡng mộ chiến thắng oanh liệt hào hùng của vua Quang Trung trước quân Xiêm và quân Thanh xâm lăng, ban đầu thì cũng đồng ý với những bình phẩm chê trách hành động của vua Gia Long đối với Tây Sơn là thái quá, tàn nhẫn, nhưng sau đó, khi được biết những nguồn tin khác, không khỏi đắn đo tự hỏi và tìm lời giải đáp.
Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát (4)[1] .Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?
Sau khi làm chủ Bắc hà, vua “Sai chọn người dòng dõi họ Trịnh để giữ việc thờ cúng họ Trịnh. Trước là khi đại giá Bắc phạt, người họ Trịnh ai ai cũng sợ bị giết. Vua thấu rõ tâm tình, xuống chiếu dụ rằng: ‘Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay, trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên cùng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trưởng họ, giữ việc thờ cúng để giữ tình nghĩa đời đời.” (Thực lục I, tr.508) Vậy là Trịnh Tư được giao lo việc thờ cúng, họ Trịnh được cấp 500 mẫu ruộng để lấy huê lợi cúng tế hàng năm, 247 người họ Trịnh được xét tha thuế dinh và miễn binh dao (đi lính và chịu sưu dịch).
Ai cũng biết La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, được coi như một Gia Cát Lượng của vua Quang Trung, một cố vấn tối cao, được vua quan trên dưới đều kính nể (4 lần vua khẩn khoản mời ra giúp, cuối cùng nhận chức Viện trưởng Viện Sùng Chính năm 1790, giúp vua chấn chỉnh việc giáo dục, văn hóa, giúp vua chọn đất Nghệ An làm Phượng Hoàng trung đô…). Khi Nguyễn Vương tái chiếm Phú Xuân, ông đang ở Huế giúp vua Cảnh Thịnh nhưng không chạy theo khi vua đào thoát (hay chạy theo không kịp?) và dường như không bị bị bắt mà chỉ quản thúc tại gia, dù phía Nguyễn Vương biết rõ lý lịch, sau đó Nguyễn Vương đã ra lệnh
“Thả xử sĩ ở Nghệ An là Nguyễn Thiếp về. Thiếp là người xã Nguyệt Áo huyện La Sơn, đậu Hương tiến đời Lê, làm quan huyện Thanh Chương, bỏ quan về nhà. Khi nhà Lê mất, theo lời mời của Nguyễn Quang Toản mà ở lại Phú Xuân. Tới nay vào yết kiến, xin trở về làng. Vua [Nguyễn Vương] dụ rằng ‘Khanh là người tuổi tác, đạo đức, rất được người ta trông cậy. Sau khi trở về núi nên khéo léo đào tạo lấy nhiều học trò để ra sức phò giúp thịnh triều, khỏi phụ tấm lòng rất mực mến lão kính hiền của ta.’ [người viết in đậm]. Bèn sai quan quân đưa về (Thực lục I, tr.445)
Lại năm 1803, phái đoàn do vua Cảnh Thịnh phái đi sứ Nhà Thanh (gồm Lê Đức Thận, Nguyễn Đăng Sở và Vũ Duy Nghi) bị trả về nước, bị quan Bắc thành bắt giải về Kinh, vua Gia Long tha hết cho về quê. Lại khi Bộ Hình tâu xin vua định đoạt số phận của người vợ lẻ Nguyễn Nhạc cùng 2 người em họ tên Đại và Vạn bị bắt thì vua nói: “Vợ lẻ Nhạc là một người đàn bà thôi. Bọn Đại tuy là thân đảng của giặc Nhạc mà không dự binh quyền, nay Nhạc chết rồi, giết đi thì có ích gì?” (Thực lục I, tr.544)
Những chứng dẫn nho nhỏ đó cho thấy vua Gia Long là con người phải chăng, tùy theo người, theo trường hợp mà có quyết định tha hay phạt , chứ không phải bạ đâu giết đó, thà giết lầm hơn bỏ sót. Vậy tại sao giết Tây Sơn chưa đủ, phải hành hạ mới hả, kể cả nắm xương khô. Thù chi mà dữ vậy?
Sự thật là đây
Về chuyện vua Gia Long trả thù Tây Sơn, nhà viết sử Trần Gia Phụng đã đi xa hơn các học giả đi trước khi lần đầu tiên ông phân tích chính xác rằng:
“Không kể cá nhân ông bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì ba việc chính: thứ nhất, năm 1777 Định Vương Nguyễn Phúc Thuần [chú ruột vua Gia Long], Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương [em chú bác ruột] và Nguyễn Phúc Đồng [anh ruột] bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Thứ nhì, hai người em [ruột] của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn năm 1783. Thứ ba, vua Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790.” (Việt Sử Đại Cương, Tập 2, tr.445)
Chừng đó nợ máu nghe đã nặng (5 người cật ruột), nhất là món nợ thứ 3, nhẹ vật chất mà nặng tâm linh và đạo đức, ít người biết. Nhưng kể vậy cũng chưa đủ.
Khi đọc câu mở đầu của chiếu bố cáo lễ hiến phù: “ Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu…” * (Thực lục I, tr.532) tôi không khỏi mỉm cười một mình với ý nghĩ : thiệt mấy ông đời xưa văn chương lớn lối quá, cái chi cũng lôi điển tích với sách vở ra, tô vẻ cho long trọng. Nhưng sau đó, khi đọc kỹ Thực lục mới biết mấy chữ vì 9 đời mà trả thù mang một ý nghĩa rất thực, rất cụ thể, bên cạnh màu sắc điển tích văn chương tô điểm.
* “Xuân Thu, Công Dương truyện: Trang công năm thứ 4 chép: Tề Tướng công giết nước Kỷ, vì ông tổ xa đời là Ai công mà phục thù, đời gọi là mối thù 9 đời.” Chú thích của dịch giả Thực lục I, tr.532.
Ngày 13/6/1801, Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô Phú Xuân, nơi ông đã vội vã ra đi khi mới 13 tuổi (ta), và ròng rã 27 năm mơ ước được trở về. Tuy đã làm chủ được Phú Xuân nhưng lực lượng hùng hậu của Tây Sơn Cảnh Thịnh vẫn còn ở bên kia lũy Trường Dục (Quảng Bình), vậy mà đến đầu tháng 8 năm đó đã lo sửa sang lăng mộ tổ tiên và cấp tốc hoàn tất ngay trong tháng. Sao việc này lại làm gấp rút còn hơn cả công tác sửa sang thành trì, xây đồn đắp luỹ để phòng chống Tây Sơn? Xin đọc kỹ đoạn ghi chép của Thực lục sau đây, có thể thấy được lý do thúc đẩy (những chữ in đậm là do người viết, chữ ghi giữa hai ngoặc đứng [x] là chú giải của người viết):
“Tháng 9, ngày Ất hợi [ 9/8/1801], sửa lại sơn lăng.
“Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Ngày Kỷ hợi [1/11/1801], vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả. Sai đổi xã Cư Hóa làm xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho Huyên làm Cai đội (năm Minh Mệnh thứ 11[1830] phong An Ninh bá, lập đền thờ ở núi Cư Chính) con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về hậu thưởng cho.” (Thực lục I, tr.466)
Gạt ra ngoài những chi tiết hoa lá cành như hai con cọp trong bụi rậm nhảy ra, đang đào mả thì nhà cháy, v.v., đoạn sử ngắn ngủi do Thực lục ghi lại tiết lộ hai điều quan trọng mà ít người biết đến hoặc biết mà vì một lý do nào đó đã lơ đi hoặc chỉ phớt nhẹ nói qua:
-Thứ nhất, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, lấy hài cốt ném xuống sông.
Việc này cộng với việc giết chết vị chúa thứ 9 là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên năm 1777 thì quả nhiên vua Gia Long tính sổ 9 đời không sai chậy chút nào. Vì vậy có thể nói được rằng chữ 9 đời có một ý nghĩa rất cụ thể.
Đây là 8 đời chúa Nguyễn:
1.Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613);
2.Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635);
3.Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648);
4.Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687)
5.Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691);
6.Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725);
7.Chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738);
8.Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765);
Về ông tổ Nguyễn Kim, có lẽ vì không biết đích xác mộ phần nẳm ở đâu trong cái bát ngát của núi Triệu Tường ở Thanh Hóa, nên vua Quang Trung đành phải cho qua mà không tình sổ.
Tám đời chúa Nguyễn này không có hận thù gì với anh em Tây Sơn, đã có công rất lớn đối với dân tộc và đất nước khi kế tục nhau mở nước về phương Nam, đến tận Cà Mau, Châu Đốc, cống hiến cho tổ quốc non một nửa nước, trài dài từ Phú Yên trở vào Nam, với đất đai trù phú, nguồn lợi dồi dào, rộng hơn lãnh thổ nam tiến của các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê cọng lại. Không có sự nghiệp này thì hậu thế ngày nay lấy chi để khoe với thế giới rằng “nước ta hình cong như chữ S” với “rừng vàng biển bạc”?!
-Thứ hai: Phần mộ của ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long cũng bị quật lên và hài cốt ném xuống sông.
Ông Nguyễn Phúc Côn là con thứ hai của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, mất năm 1765, khi con là Nguyễn Phúc Ánh đang còn bé. Khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế (1806) mới truy tôn cha làm Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế, chứ cho đến khi chết dưới tay quyền thần Trương Phúc Loan, ông chẳng làm vua làm chúa gì. Chỉ vì con ông là Nguyễn Phúc Ánh dám chống lại Tây Sơn mà ông đã không được ngủ yên, lâm vào cảnh con làm cha chịu!
Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết thêm một chi tiết khác:
“Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người). (tr.193)
Thực lục có nói khi Nguyễn Ngọc Huyên chết thì được lập đền thờ và phong làm An Ninh bá. Ở thượng lưu sông Hương có một ngôi miếu, tục gọi là miếu Ông Chài, chính là miếu ông Huyên vậy.
Trong văn hóa Việt Nam, phận làm con cháu là phải lo gìn giữ mồ mả tiên tổ cha ông. Do đó chúng ta thông cảm với vua Gia Long chỉ trong 2 tháng sau khi tái chiếm Phú Xuân đã vội vã hoàn tất việc tu sửa lăng mộ bởi khi đã biết tình trạng lăng mộ bị phá tanh banh thê thảm như thế thì không một ai có thể chờ đợi được nữa.
Trong lịch sử Việt Nam, việc tranh giành quyền lực dẫn đến những hành động giết hại nhau tàn nhẫn không phải là hiếm. Điển hình, để cướp ngôi nhà Lý, Trần Thủ Độ không ngần ngại dồn Lý Huệ Tông vào chỗ chết, với ý đồ nhổ cỏ tận gốc, mặc dù Huệ Tông đã biết thân phận, bỏ ngai vàng, vào tu ở chùa Chân Giáo. Đã thế, Trần Thủ Độ còn bày mưu sập bẫy tôn thất Nhà Lý chôn sống trọn gói (may mà Hoàng tử Lý Long Tường nhanh chân thoát qua tị nạn ở Cao Ly, trở thành thuỷ tổ họ Lý của xứ Đại Hàn ngày nay). Nhưng có lẽ trong cuộc tranh chấp quyền lực chưa có ai trong lịch sử phải trả cái giá 5 mạng người ruột thịt và 9 ngôi mộ cha ông tiên tổ tanh banh với xương cốt không biết đâu tìm như trường hợp vua Gia Long trong khi đối đầu với Tây Sơn để phục hồi cơ nghiệp của ông cha đã tốn công xây dựng.
Ở đời, có vay thì có trả. Nợ nào cũng có tính lãi suất, chỉ có khác là nặng hay nhẹ, không hình thức này cũng hình thức khác. Nếu Quang Trung Nguyễn Huệ không tạo nhân ác thì có thể đã không gặp quả ác. Hận thù luôn luôn vẫy gọi thù hận là chuyện thường của thế gian, huống chi lại có yếu tố tranh giành quyền lực trong đó, tham lam và sân hận hẳn phải bốc lên ngùn ngụt.
Phải chăng nên thử tự đặt mình vào địa vị của vua Gia Long để có nhiều thông cảm và có lời phẩm bình phải chăng hơn.
Một vài cảm nghĩ
Là hậu thế, có lẽ không mấy ai vui khi biết sự thật của tấn thảm kịch Nguyễn Quang Trung và Nguyễn Gia Long. Cả hai, đối với chúng ta, đều có chỗ đáng tôn vinh lẫn chỗ bất cập. Riêng ngưởi viết, từ tấn thảm kịch lịch sử này, học hỏi được một đôi điều, xin gọi là chia sẻ.
1/Qua việc điện thư của bạn bè và thân hữu gởi đến tới tấp kèm chuyện “Một ngày lễ Vu lan sầu thảm” của Tịnh Thuỷ,tôi nhận ra rằng té ra loại “lịch sử tiểu thuyết” dễ đi vào lòng người hơn là chính sử khô khan. Đồng ý khi tiểu thuyết hóa lịch sử thì tha hồ cho trí tưởng tượng vẽ vời nhưng cái căn bản của nó xin đừng đổi trắng thay đen. Thực lục ghi rõ vụ hành hình vua tôi anh em Cảnh Thịnh diễn ra ngày giáp tuất tháng 11 năm Gia Long thứ 1 tức ngày 7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802. Làm chi có ngày Vu Lan trong đó? Có lẽ tác giả muốn gây ấn tượng cho ngưởi đọc về sự tàn ác khó dung tha của vua Gia Long nên mới lựa một ngày như thế. Tội nghiệp cho vua! Vua chỉ dự lễ hiến phù, không dự cuộc hành hình, chỉ sai quan thi hành, nên cuộc đối thoại tay đôi giữa vua và bà Bùi Thị Xuân cũng chỉ là cơ hội bày ra để mạt sát thoải mái. Tội nghiệp.
2/Việc cải táng mộ ông Nguyễn Phúc Côn có thể hiểu được, vì tìm được hài cốt và hài cốt này đã được vua Gia Long xác tín rằng đó là di cốt của người đã sinh thành ra ông. Nhưng với 8 chúa thì sao? Sử nói Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Đồng ý là xây lên cao, làm cho to lớn đẹp đẽ hơn xưa, nhưng hài cốt không tìm thấy thì chôn cái gì trong đó? Chẳng lẽ chỉ là một ngôi mộ trống không? Một cái mả gió?
Trong một dịp về thăm Huế sau 7 năm “đi học làm người tốt” (!), tôi được biết sau năm 1975, do đói quá, người ta đã làm bậy. Việc đào trộm mồ mả lăng tẩm giới quyền quí đã xảy ra với ý đồ tìm vàng bạc châu báu tùy táng. Người bạn kể cho nghe (tôi chưa có cơ hội kiểm chứng) khi cụ Vương Hồng Sển, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng của Miền Nam, biết được kẻ gian đã kiếm được nữ trang trong lăng Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức) và đem bán thì cụ đã kêu trời. Dưới cái nhìn cơm áo của kẻ trộm, đó là vàng, tính theo thời giá của chỉ và lượng. Dưới cái nhìn của cụ Vương, đó là đổ cổ vô giá của quốc gia! Nhưng đó không phải là chi tiết tôi quan tâm, vì bảo vật quốc gia người ta bán ra nước ngoài nhiều rồi. Chi tiết lý thú mà tôi nghe được đã giúp tôi hiểu biết thêm và lý giải thắc mắc nêu trên. Chi tiết đó là, bọn kẻ trộm, khi đào đến quan tài của một ông chúa nào đó đã không thấy hài cốt mà chỉ thấy hình người ta bằng gỗ! Điều này xác nhận giả thiết mà tôi đã nghĩ trong đầu nhưng không biết cách nào để kiểm chứng, ấy là tục chiêu hồn nạp táng.
“Chiêu hồn nạp táng là gì?
“Trong gia phả các họ rất chú trọng mục: Mộ táng ở đâu. Trong mục này có một số trường hợp ghi chú: “Chiêu hồn nạp táng”.
Đó là những ngôi mộ không có tử thi, hài cốt, mộ người chết trận, chết đuối hay do thú dữ vồ… không tìm được tử thi. Thân nhân làm hình nhân và làm lễ an táng theo như lễ an táng thông thường.
Được nghe các cụ kể lại rằng: chất liệu làm hình nhân, có địa phương dùng cây núc nác (còn gọi là sò đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi). Núc nác là loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo hình, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm vì mọc ở nhiều nơi. Có địa phương dùng bùn lấy ở giữa dòng sông, có địa phương dùng mùn đào ở giữa ngã tư đường cái.
Hình nhân được đẽo gọt hoặc nhào nặn thô sơ, có đầu mình chân tay là được (vì đa số không phải là nghệ nhân). Kích thước của hình nhân khoảng 30-40 cm chiều dài. Thi hài tượng trưng đó cũng được khâm liệm, đưa vào áo quan làm bằng gỗ vàng tâm, kích thước nhỏ bé, hoặc đưa vào tiểu sành. Trên hình nhân có phủ lên linh vị viết trên giấy kim tuyến, nội dung giống như linh vị đặt ở bàn thờ. Trước khi làm lễ an táng có mời thầy cúng làm bùa ấn phù phép để vong hồn nhập vào hình nhân.
Lễ an táng và các lễ các lễ khác cũng tiến hành như tang lễ thông thường.
3/ Hình như có một nhà tư tưởng nào đó đã nói: “Làm thầy thuốc lầm thì chết một người; làm thầy địa lý lầm thì giết một họ; làm chính trị lầm thì giết một nước, làm làm văn hóa lầm giết cả một đời.”
Dưới ảnh hưởng của môn phong thủy Trung Hoa, người Việt từ vua cho chí dân đều tin rằng âm phần tổ tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh và tương lai của con cháu. Bởi vậy ai cũng mong muốn tìm cho được một huyệt mả tốt để được kết phát, để con cháu được hưởng phước vinh hoa phú quí dài lâu. Bởi vậy, để tận diệt kẻ thù không gì bằng triệt long mạch, phá huyệt mộ, đào mả cha ông nhà người ta lên. Làm thế thì chắc chắn con cháu không thể nào ngóc đầu lên được, lấy gì mà chống trả. Quang Trung Nguyễn Huệ, ngoài việc sử dụng binh lực đánh Nguyễn Vương chạy dài ra biển, trốn qua đến Xiêm La hai lần, vẫn không quên sữ dụng chiêu thức này để hỗ trợ. Và để cho chắc ăn, thà phá lầm hơn bỏ sót, đã không những quật mồ thân sinh vua Gia Long là huyết thống trực hệ mà còn quật mồ cả 8 đời chúa Nguyễn xa lắc. Thật là một sự tính toán chu đáo.
Tuy toan tính chu đáo như vậy nhưng Nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ chỉ tồn tại có 14 năm (1788-1802, 1788 là năm vua Quang Trung đăng quang trước khi ra Bắc phá quân Thanh), trong khi Nguyễn Vương, mặc dầu bị đánh trúng tử huyệt (theo quan niệm phong thủy) nhưng sau 25 năm bền bĩ chiến đấu nhọc nhằn, đã thống nhất đất nước, phục hưng được cơ nghiệp tổ tiên, lập ra triều đại mới, tồn tại 143 năm (1802-1945).
Vậy là thế nào? Chẳng lẽ phong thủy hoàn tòan là một thứ tin mê tín dị đoan? Không, không thể vì vậy mà kết luận phong thủy một cách hồ đổ như thế được. Cái nước Mỹ của khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới này cũng đang chạy theo Feng Shui (Phong thủy) của nền văn minh cổ Trung Hoa, có thua chi Việt Nam xưa và nay đâu, có điều họ chú trọng đến dương cơ hơn âm phần. Như vậy phải có một yếu tố gì khác làm cho độc chiêu do vua Quang Trung phát ra đã không có hiệu quả. Tôi chợt nhớ đến chữ Đức trong câu ca dao
Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau
Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó!
Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế?
Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt.
Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh).
Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo. Theo thiển ý, có lẽ hiểu theo cách này mới giải thích được chỗ bất cập của phong thuỷ.
------------------------------------
Chú thích:
(1) Mãi đến mùa hạ năm 1806 (Bính dần) vua mới chánh thức làm lễ lên ngôi Hoàng đế tại điện Thái Hoà.
(2) Có thể xem: La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine, hồi ký của Bissachère viết năm 1807 do Charles B. Maybon biên tập và xuất bản năm 1920, từ trang 118 đến trang 120 trong http://www.archive.org/stream/larelationsurlet00labi#page/n1/mode/2up
(3) Ngày 18 và 19/10/2008 tại Thanh Hóa có một cuộc hội thảo “Đánh giá lại chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn” được phóng viên ghi nhận là “một hội thảo lịch sử”, có lẽ vì phải chuẩn bị tài liệu đến 20 năm và tỉnh Thanh Hóa đã tài trợ gần một tỉ đồng VN để tổ chức, Có hai nhận xét quan trọng được ghi nhận :
“Theo GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, cần có nhận thức mới về nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc trên tinh thần “công minh lịch sử”.
“Tổng kết hội thảo, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định: Cuộc hội thảo lần này đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi không chỉ của giới khoa học mà còn của dư luận xã hội, chứng tỏ những nhận thức trước đây về vai trò của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc theo hướng phê phán và phủ định đã không còn thỏa đáng nữa” (http://www.thethaovanhoa.vn/133N20081020034945468T0/danh-gia-lai-chua-nguyen-va-vuong-trieu-nguyen-mot-hoi-thao-lich-su.htm
(4) Vua Gia Long có một thanh gươm mang tên Qui Y. Sử ghi rằng thanh gươm này có tính ưa giết người (hiếu sát), Tối hôm nào gươm tự động thóat ra khỏi vỏ thì hôm sau thế nào cũng có người phạm tội bị chém bằng thanh gươm đó. Vua Gia Long ghét tính hiếu sát của gươm bèn đem qui y cửa Phật và đặt tên là Qui Y (Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu).
S.T Trang Lịch sử