Phật thủ là một loại quả có màu sắc xanh vàng như bưởi, mùi hương
thoang thoảng thuộc chi Cam Chanh, phần trên mở tách như những ngón tay
con gái, phần dưới lại giống bàn tay, như Tay Phật, vì nhiều ngón nên
có ý như Phật Trăm tay nghìn mắt vậy. Là người Việt Nam, dù theo Tôn giá khác nhau, nhưng Tín ngưỡng chung vẫn coi trọng tục thờ cúng ông bà, tổ tiên.
Xưa, ngày tết trên bàn thờ mâm ngũ quả vẫn thường có Bưởi, có Bòng và chuối như mong muốn năm mới an khanh, hạnh phúc, tròn trịa mà con đàn, cháu đống, sung túc như múi, như quả.
Dù không ăn được ngay như Bòng, nhưng hình dạng thật đặc biệt, đẹp mắt mà kỳ bí, mang cả hàm ý tín ngưỡng vừa có tính thẩm mỹ. Và dường như cái tên liên quan đến Phật, nên ngày nay, Phật Thủ cũng được mọi người dâng thờ trên mâm ngũ quả ngày Tết.
Bên cạnh quan niệm chung như vậy, nhưng còn có quan niệm chữ Thủ là Giữ, giữ gìn gia đạo với sự thuận hòa, chung tay trong mỗi gia đình, điều mong mỏi đến cháy lòng của xã hội hiện nay.
Với những nhà có Bàn thờ lớn thì rất nên đặt một quả Phật thủ để bảo tồn nết gia phong trong tâm khảm mỗi người.
Trong khói hương, lòng ta sâu lắng lạ.
Xưa, ngày tết trên bàn thờ mâm ngũ quả vẫn thường có Bưởi, có Bòng và chuối như mong muốn năm mới an khanh, hạnh phúc, tròn trịa mà con đàn, cháu đống, sung túc như múi, như quả.
Dù không ăn được ngay như Bòng, nhưng hình dạng thật đặc biệt, đẹp mắt mà kỳ bí, mang cả hàm ý tín ngưỡng vừa có tính thẩm mỹ. Và dường như cái tên liên quan đến Phật, nên ngày nay, Phật Thủ cũng được mọi người dâng thờ trên mâm ngũ quả ngày Tết.
Bên cạnh quan niệm chung như vậy, nhưng còn có quan niệm chữ Thủ là Giữ, giữ gìn gia đạo với sự thuận hòa, chung tay trong mỗi gia đình, điều mong mỏi đến cháy lòng của xã hội hiện nay.
Với những nhà có Bàn thờ lớn thì rất nên đặt một quả Phật thủ để bảo tồn nết gia phong trong tâm khảm mỗi người.
Trong khói hương, lòng ta sâu lắng lạ.