Nhãn

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

NGẪU HỨNG

NGẪU HỨNG LÝ QUA CẦU.

Cầu và đường địa hạt nào thường có Cq NN địa phương đó quản lý và bảo trì.

Nay vì 1 tai nạn trên Lai Châu mà Thiên hạ chột dạ. Bộ trưởng thân chinh lên tận nơi thị sát, nguyên là 1 Kế toán chắc ông lên kiểm tra Hồ sơ quyết toán chứ biết chó gì về Kết cấu, liên kết với tải trọng mà phán.

Đoàn người đưa ma chắc cũng đủ đau buồn để không dậm chân theo hành khúc mà tạo ra “cộng hưởng”. Nhưng theo lời kêu gọi của Bộ Gtvt, nhiều Bác sỹ đã “đồng cảm” mà bỏ mặc bệnh nhân ở Hanoi bay trực thăng lên ngay, kịp đưa tiễn.

ở Hanoi, Phó TTg đương họp với Bộ y tế về cúm gia cầm, giật mình mà yêu cầu KIểm tra "toàn bộ" cầu treo cả nước. Thế là các CB lại vội vàng đi giám định, đi kiểm định lại các cầu vừa được rà soát trước Tết. Bao công của cho 1 đống báo cáo sáo rỗng và giả dối. Quy trình Bảo trì trước đó NN ban hành, vứt đi hết à?

May mà các cụ BCT và CP đi oto, k đi xe máy qua cầu Long Biên chứ không thì đã yêu cầu đóng cửa và phá bỏ từ lâu rồi, chủ yếu vì các cột "nghiêng " rất nhiều nhiề, phần vì xấu và nhếch nhác, nứt nẻ tấm đan, lại còn hiện tượng tắm truồng dưới chân cầu nữa chứ.

Một may mắn khác không hề xắp đặt, đó là Bộ VH tạm kết luận không di dời cầu Long Biên. Không bởi giá trị lịch sử, văn hóa hay di sản mà đơn giản là Vụ tài chính thay "bác Kế toán" “bác” Tổng mức đầu tư quá cao của dự án.

Hạ lưu Hanoi có con cầu Vĩnh Tuy cũng đang trục trặc mà 1 số GS TS kết luận rất ngẫu hứng là co ngót BêTong, tường gạch dẫn tới nứt dọc trụ cầu thành khe rộng hơn 2mm, mô tả như dài vô hạn. Họ nghi Việc co ngót bởi XiMăng trương nở sau 3 năm ngủ quên, hay bởi tưởng BêTong phát triển cường độ vô tận theo đường logarit, gần tiệm cận giá trị 3 vạn 9 nghìn kgf/cm2 thì đột nhiên: "mỏi".

Còn ở Ba Đình, con đường tới XHCN k còn xa, nhưng chông chênh, vắt vẻo lắm. Tự nhiên năm nay lại “BỎ” “Bỏ phiếu tín nhiệm”, Nghị quyết được TBT ca ngợi hết nước bọt năm ngoái. Chắc các đại biểu đều Hết Xấu cả rồi, đoán là năm trước SÓN, năm nay tự nhiên phải tốt hết thôi. Rung cây dọa khỉ tý.

Thiện hạ ít học lại cứ nghĩ xiên xẹo:
·         “Sáng đúng chiều sai, ngày mai lại đúng,
·         Dân ta lúng ta lúng túng không biết đúng hay sai.”

Mình cũng người trần mắt thịt, cứ đoán mò. Chứ chắc là do sự ra đi của Thượng tượng, người được phong “Tín nhiệm cao” duy nhất trong năm qua.

Cái chết của chú khiến Tòa “lập tức” Đình chỉ vụ án “Làm lộ bí mật” mới được khởi tố 2 hôm. 1 quyết định tình thế vì người “bị coi” là “bị cáo” đã ra đi, trong khi chưa biết mô tê thế nào, ông còn chưa đến tòa để đối chất hay thanh minh, hoặc tự minh oan cho mình. Rõ khổ.

Lỗi tại nhạc sỹ Trần Lùi tự nhiên lại đi sáng tác bài “Khớp khớp con ngựa ô” làm gì? Năm nay lại là năm Ngọ. Làm cho cả XH “Ngẫu hứng lý đi cầu” hết sạch.

Ngọc Trinh

LEVI’S

Đã làm quan Kach mạng thì k cần phải có thủ đoạn chính trị, mà trên hết là “Thà sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon chen, không an toàn”,
Thà mất đất, vất biển đảo để lo đại cục, đại hội.

Chứ không thể như Ngọc Trinh: "Yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn à?", đầu đất.
Hay như nhà báo Lê Bình: “Bạo lực không thể giết được bạo lực”, cô mà phát biểu năm 45 thì chết mất xác, không thể làm Kach mạng tháng 8 hay Xô vuốt Nghệ Tĩnh được.

Vì vậy mà cơ bản, chúng ta chỉ cần Đổi Mới chung chung chứ không cần Đổi Mới Cuộc Sống.

Kiên định là như vậy, không thay đổi gì cả.

Xưa, anh em 30-50 chắc vẫn nhớ loại thuốc lá CAPSTAN mà mọi người sáng tác hẳn bài thơ đọc xuôi, đọc ngược, bắt đầu là “ Cho Em Phát Súng, Tim Anh Nát”,

vậy Thị Dậu, em còn hay cái nhãn LEVI’S là gì không?

CỨU NÉT.

CỨU NÉT.

Vẫn trong Tết mà dân tình đã oánh nhau chí chết, phang nhau từ đền Gióng, chém lợn Bắc Ninh tới quen mui, ngứa tay mà chém cả Giáo Sư cổ kính, bậc trưởng thượng 2 năm mươi xứng được tôn là Đại Giáo sư ấy chứ.

Năm Ất Mùi còn gì đẹp bằng hình ảnh dê già gặm cỏ non, những muốn mong Mưa thuận gió hòa, bậc lão tôn mà dưa cà còn ngon thì Quốc gia thật là Đại Phúc.

Trẻ trâu không hiểu, hỗn láo chửi xằng.

Là nhà Tuyên huấn, dịp nào tiện hơn đầu Xuân để truyền bá Văn Hiến Việt Nam thời kỳ Đổi mới.
Trước các cụ vẫn thường thơm trẻ thơ vào má, với thanh niên thì hôn vào trán là cùng, nay cũ đã cẩn thận gỡ răng, hôn trượt lên môi, tay bẹo má. Ý là mong ta Tây hóa lối sống, Tàu hóa y phục... là vừa.

Chuyện câu đối, trẻ thơ nông nổi cứ dịch ra chữ Hán làm gì, cụ đã viết tiếng Việt, nghĩa là tiếng Việt, đã viết hoa, nghĩa là viết hoa... Sao luận bàn ý nghĩa sâu sa mà mệt óc.
Ai chả biết Hoa hậu thường ít học, nhưng cụ ví cháu với nàng Bạch Tuyết mới thật diệu kỳ, chẳng phải vì tiết tháo mà Bạch Tuyết truyện cổ Grim là cô gái duy nhất sống với 7 người đàn ông mà vẫn tiết hạnh tận ngày xuất giá. Ý cụ ví em là bậc Kỳ Duyên, kỳ trinh, kỳ lạ, kỳ tài.

Câu đối tuy có cóp nhặt thì cũng là của họ hàng cụ bên Tàu, có gì đâu mà lỗi, họ nhà cụ sát vách cố TBT, ai dám hạch sách bao giờ.

Nay con thấy cụ oan mà có đôi lời phẫn uất, xin cụ cứ an nhiên để ngọc thể luôn thơm thoảng mùi đào tiên.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

TINH THẦN KHỞI NGHIỆP



Ông Nguyễn Văn Chẩn, còn được gọi là "Vua dép lốp", sinh ra ở Nga Sơn, Thanh Hóa.

Năm 1954, ông 1 mình ra Hà Nội, để lại vợ con ở nhà. Khởi sự, ông xin làm công ở một xưởng làm dép lốp, bóc vỏ xe ô tô cắt làm dép. Sau ông chuyển sang làm bút, kiểu bút Trường Sơn, nhưng giá rẻ.

Đang làm ăn phát đạt, thực hiện "Chỉ thị Z30 tuyệt mật bằng miệng", năm 1969, công an Ba Đình đã tịch thu toàn bộ mô-tơ, khuôn làm bút, vài tạ dép đứt quai, cao su, hàng ngàn chi tiết bút... Ông bị khởi tố và bị xử 30 tháng tù vì tội "tàng trữ, đầu cơ, sản xuất trái phép".

Không nản, ra tù, ông làm nghề vá lốp sửa chữa xe đạp,  sáng chế ra khuôn đúc lốp xe. 5 năm sau ra đời hiệu lốp Quyết Thắng. Năm 1983 lốp Quyết Thắng được trao Huy chương đồng tại Hội chợ triển lãm Giảng Võ. Cũng năm đó, liên ngành quận Ba Đình đã tịch thu nhà cửa, toàn bộ công cụ và nguyên vật liệu sản xuất của xưởng sản xuất lốp và bắt ông.

Nhờ khiếu kiện, năm 1985 ông được trả 1 căn nhà ở Ngọc Hà nhưng nhà xưởng, trang thiết bị thì không.

Cuối đời, gần như bàn tay trắng, nhưng thứ lớn nhất ông truyền lại cho con là Ý Chí, Nghị lực, sự sáng tạo và Tinh thần khởi nghiệp.

"Chừng nào CP chưa vỡ nợ thì cách khởi nghiệp tốt nhất, an toàn và có lợi nhất vẫn là chạy vào Công chức, các con ạ."

BÁNH CHƯNG


Lại nói chuyện Bánh Chưng, bao năm ta cứ vin vào truyền thuyết Lang Liêu, vua Hùng mà phủ bức màn Huyền thoại lên Ẩm thực và Văn hóa.

Việc tranh cãi của Xã hội sẽ không dừng, mọi sự vẫn cứ Mơ màng như cả Ngàn năm qua.

Thời bộ lạc, tộc trưởng nào chả gọi là vua Hùng, con gái nào cũng gọi là Mỵ Nương, còn Lang Liêu là tên gọi chung của lũ con trai.

Thời ăn lông ở lỗ, nghèo đói, cuối năm mới chém lợn làm bánh nên mọi người cứ nhầm Bánh Chưng với Tết, dành cho Tết, như vật phẩm thờ cúng. Chứ thực ra thì đến Tết có bánh nào chả cúng. Bánh dày, bánh nếp, bánh tẻ cũng vậy.

Trước tiên, Bánh chưng là đặc trưng của văn minh lúa nước đồng bằng sông Hồng với gạo nếp và đỗ xanh, lá dong cũng là một loại mầu lẫn bao bì thực phẩm đầu tiên của nhân loại rất đặc trưng người Việt.

Sự kết hợp giữa gạo, đỗ và thịt chuyển từ màu xanh -trắng- vàng và bóng nhẫy thịt mỡ, nâu đậm thịt nạc đã đủ hiếp dâm thị giác chứ đừng nói tới cái dính dớp của nếp, mà chả cần ăn kèm thứ gì, cùng lắm có dưa hành, kết hợp vị thơm của đỗ và mặn cay, mỡ màng của thịt chính là sự kết hợp rất đặc sắc của ẩm thực Việt.

Ai cũng biết, đất Đại Cồ ta khắc nghiệt như nào, thiên tai, địch họa liên miên, trên rừng thì thú dữ, ngoài biển khơi đầy ẩn họa.... Vậy con người Việt tồn tại làm sao nếu không biết cất trữ lương thực, gói gém đồ ăn, dè xẻn mà vẫn ăn chín, uống sôi, lại sạch sẽ.

Với bánh tẻ, bánh tét...không thịt, bọc lá, hình thù từ dài tròn tới vuông vắn rất dễ dàng xếp gọn khi di chuyển, chạy trốn thậm chí ngâm giếng mát có thể để lâu.

Cái lạt được pha từ tre, giang, quá sẵn ở vùng Đông Nam Á, chẻ mỏng, ngâm kỹ chỉ vấn và cài thôi mà dai và chặt, vừa ép bánh, giữ cho lá không tở lại dễ mang vác, treo dọc đường.

Gốc người Việt là người Mường, người Thái, đến nay vẫn vậy, thay bằng nếp nương, ăn hàng ngày hay đi công tác, ngày giỗ chap, lễ tết cuối năm mới thịt lợn chêm vào.

Thời Trần kinh thành bỏ trống, Tây Sơn ra bắc đầu xuân, hay Mậu Thân năm nào đều lấy những loại bánh bọc lá làm lương thực dọc đường, để nuôi quân.

Một cái bánh đủ vài người ăn, chính lạt là dao, lá là đĩa. Người cắt khéo, biết đánh dấu mà thít đúng thứ tự sẽ không rút thịt lên, mỗi miếng đều nhau, đủ cả các vị, lạt càng mảnh thì vết cắt mịn như đôi môi mím chặt.

Nay đồ ăn thừa mứa, người Việt ta không coi trọng nữa, nhiều khi cho cũng không đắt, nhưng vẫn cúng đôi hay một cặp bánh trên bàn thờ tổ tiên, miễn là bánh phải ngon, người nhà hay tự tay gói. Thế là may, vẫn còn tý Hồn Dân tộc.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Thư gửi vợ nhân ngày 14/2 của Trần Chí Hiếu

 Sợ đéo gì mà không sợ!!! ---
(Thư gửi vợ nhân ngày 14/2)
Bao nhiêu năm rồi nín nhịn, giờ nhân Valentine anh phải nói ra với em (và bà con) một sự thật phũ phàng...
.
Em biết đấy! Trước kia Anh vốn là thằng ngỗ ngược... (Trời không sợ, đất không sợ...còn thì cái đéo gì cũng sợ).
Đời anh cái gì cũng đã thử: từ cắn cỏ, đua xe, cờ bạc, chơi Rock, lô đề, chém hoa quả, bôi rỉ mũi vào khăn mặt thằng bạn...
Anh sống như cách chim đại bàng tung hoành trên đỉnh núi...
.
Ấy thế mà từ hồi gặp em, anh đã phải thay đổi rất nhiều (huhu):
- Tủ nhạc đĩa Rock nhường chỗ cho đám đĩa Pa-ri-Bai-Lai (với toàn mấy thằng pê đê ưỡn ẹo hát nhép) chỉ vì em thích...
- Chiếc xe phân khối lớn bị nhét xó nhà - thay bằng chiếc xe SH tay ga (Trộm vía trông anh đi chả khác đéo thằng chủ hàng cầm đồ... chưa kể: Kenny Sang nó cũng đi xe đấy!)... Lý do chỉ vì em bảo là đi xe đấy đít đỡ bị rung chứ không như cái xe cồ cộ kia...
- Đống đàn của anh (gần 100 cái) bị di lí lên tầng trên cùng - cạnh khu thờ... (Mà trộm vía mỗi lần đánh đàn thì phải leo lên tận ngần ấy bậc thang , đéo ai còn hứng mà đánh nữa - thật thâm hiểm): chỉ vì em bảo là chơi đàn ở dưới nhà thì con nó giật mình...
- Hồi xưa kiếm được bao nhiêu, anh ăn tiêu bấy nhiêu: chả khác đéo gì Cường đô la ấy!
Giờ thì thẻ lương của anh em cầm, mỗi tháng anh tiêu ít cả hơn bà Thắm ô-sin ...
>> (Mấy lần thằng bạn anh nó bảo anh nên báo vụ này lên hiệp hội chống bạo hành gia đình... Nhưng anh chưa tìm thấy địa chỉ email của họ...)
...
Gần 20 năm gặp em, anh đã thay đổi nhiều - nhiều đến nỗi mấy thằng bạn thân anh nó còn không nhận ra anh...
Chúng nó bảo anh là sợ vợ...
Lúc đó chúng nó nói, anh cũng thấy nhục nhục...
... anh trả lời chúng nó:
- ĐM... Vợ tao cả xóm này sợ, chứ có riêng tao đéo đâu !!!
... Và anh tiếp tục "sợ đéo gì mà không sợ" !
---
Anh mách với Ba anh, Ba cũng thở dài, liếc trộm mẹ... và nói với anh: "Con ơi, vợ bắt nạt là chuyện nhỏ... ở đời sẽ còn có những thứ khác đè nén và hiếp dâm con, nếu con KHÔNG THỂ kháng cự, thì con nên duỗi chân ra mà tận hưởng"
Anh đã làm đúng như vậy...
---
Ấy thế mà lại may em ạ!
---
Những thằng to mồm khích anh nhất giờ nó cũng bị vợ bỏ rồi...
Đến thằng Cường Đô La cũng bị bỏ rồi em ạ! Hố hố !!! Tiền nhiều làm đéo gì em nhờ :)
.
- Và nhờ biết sợ, giờ ngoài 100 cái đàn anh đã có 2.000 cái đàn và 1 xưởng đàn to vật
- Và nhờ biết sợ, ngoài xe phân khối lớn, anh đã có Merc để đi
- Và nhờ biết sợ, anh đã có con Bông và thằng Mỡ (10 mẹ nó điểm rồi)
- Và nhờ lấy em, anh đã không còn biết sợ cái đéo gì khác trên đời nữa rồi... (Giống như thằng trượt ống nước nguy hiểm nhất trong công viên nước rồi thì mọi ống nước phọt phẹt khác đều là cái đinh...)
....
Cuộc đời cho cho anh thấy 1 điều rằng: Muốn HẠNH PHÚC, vấn đề là ta phải biết điều gì quan trọng nhất với đời ta!!! Còn SỢ hay KHÔNG SỢ nó chỉ là khái niệm : đôi khi đó chỉ là 1 tên gọi chỉ sự CHIỀU CHUỘNG những thứ mà ta yêu quý nhất !!!
> TỀ GIA - rồi mới TRỊ QUỐC - sau đó mới BÌNH THIÊN HẠ được! Các cụ đã dặn thế rồi mà...
....
Thế nên anh sẽ vẫn ...
- SỢ ĐÉO GÌ MÀ KHÔNG SỢ !!!
... em nhờ !!!

VALENTINE

HÀ LỘI

Hà Nội, hè nồm, không gian như quánh đặc, cành lá lặng im, con người đứng yên mà trán cứ vã mồ hôi như xúc than, bẹn nhớp nháp, những chỗ có khe, có lông nước cứ rìn rịn, róc ách.
Chả trách gái Hà Nội da đẹp, lúc nào cũng như sauna. Lỗ chân lông có tý bụi bẩn thì nước đã đẩy ra, ướt đầm áo chip lẫn quần con.
Có lẽ vầy mà gọi là Hà Lội, lúc nào con người Kẻ Chợ cũng như dầm mình trong nước, nước ngập lên tới tận bẹn.
Ngày valentine, mới nói vậy thôi mà hội nam nữ vừa tròn 40 mấy hôm đã rạo rực, mồ hôi như tắm, nước dưới xối xả như nước lẩu, đậm, quánh như cao, sền sệt như mủ cao su, ngọt, mặn lẫn chua như Orezon vậy.
Trước giờ dê đêm nay, ae ta tổng tiến công, quyết chiến, quyết thắng, thần tốc thần tốc hơn nữa, sáng tạo, sáng tạo hơn nữa. Trong chiến đấu, lúc ngơi mồn lại nhâm nhẩm hát:
"Dốc tí cao cao, nhưng lòng khát khao còn cao hơn tí
Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng cái vực này.
Hò dô ta nài
Kéo pháo ta vượt qua đèo
Hò dô ta nài
Kéo pháo ta vượt qua núi.
Hò rô ta nài 
Kéo pháo ta vượt qua đùi
Hò rô ta nài
Kéo pháo ta vượt qua rún."

LỜI KÊU GỌI KHÁNG CHIẾN

Hỡi anh em!
Chỉ vài canh giờ nữa thôi, chính lúc chuông Valentine điểm, chúng ta phải nằm xuống! Bất kỳ đàn ông, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc...hễ còn dùng được thì phải nằm xuống đánh dân phồn thực.

Đây là thời cơ cả năm có 1. Nhìn thiên tượng là biết Thiên thời. Kẻ địch mặc áo len anh em múa gậy trong bị, kẻ địch mặc trễ cổ, trinh sát cứ theo đường xanh là nguồn điện, màu đỏ là nguồn dầu, mem theo lạch, theo suối, đường giao thông hào mà thẳng tiến, chờ đêm xuống công đồn chỗ rừng lá lưa thưa. Đó là địa lợi.
Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng dùi cui gân, tránh gây thương vong, đổ máu. Ai cũng phải ra sức, dùng đầu là trí, dùng lưỡi là lời, dùng tay là lực.
Kẻ địch thích bóng là thích ball, thích socola là thích ngọt ngào mút mút, thích hoa là thích phù du pháp bông, pháp hoa, hãy biết dùng da thịt, tiền bạc mà mua chuộc kẻ thù. Cùng chung tay giết địch, ấy là Nhân hòa.
Hỡi anh em binh sĩ!
Giờ cứu cuốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt tinh lực cuối cùng, thà hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ tình dục.
Dù phải gian khổ bổ củi, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, chiến thắng ắt về ta.

BẢN TIN CHIẾN TRƯỜNG

Mặc dù 1 số bị thương nhẹ, 1 số mất tích, nhưng quân chủ lực trùng trục đã được bảo toàn, không có thương vong.

Đa phần quân địch xin đầu hàng từ loạt đạn đầu tiên, mồn liên tục kêu la xin tha mạng, mắt nhắm nghiền giả chết. Một số quân địch tìm thế hoãn binh, câu giờ nhưng tất cả đều nằm ra chịu trói, hưởng lượng Khoan hồng của quân ta.

Sau khi kêu gọi từ giờ Dê, nhưng tới giờ Hợi các ae đã đa phần hoàn thành kế hoạch, 1 số sau giờ Tí tới Mão còn tiêm chủng nhắc lại cho tù binh.

Giờ này, toàn bộ các trận địa đã bị chiếm hoàn toàn, quân ta đã làm chủ chiếu, xả trại và an tọa lấy lại sức cho trận chiến tới.

Quân địch nhiều tên ngoan cố, chân bước hai hàng, vòng kiềng qua cây quất mà không chạm, nhếch mép cười khẩy khi lẩn trốn tại văn phòng cơ quan, nhưng chúng hoàn toàn không biết rằng đã thua đau trận hôm qua, mất nước rất nhiều, khổ thân quân địch.

Very love till the end of time

Thời sinh lý còn khỏe, ngày Valentine cũng chả cần chuẩn bị gì, ngoài việc kỳ cọ sạch sẽ, rửa ráy cẩn thận. Thường đó cũng là đợt vệ sinh giữa quý. Da dậy mùi thịt ôi, quần đậm như mắm cáy, tóc tai, lông nách, lông mũi như rau mùi, húng láng... Đấy, tả người đàn ông mà ngon như mâm thịt chó, gái nào chả yêu.

Giờ ysl lại đâm ra bày trò socola với hoa, quà... các kiểu, nhằm phân tán, chị em mất tập trung mà hoa mắt.

Nay nhìn thấy da trắng, đành quay đi, môi đào mà nuốt nước bọt, thấy ngực ngồn ngộn mà tự đấm ngực thùm thụp, thấy nước nôi tràn trề mà sởn gai ốc, ngồi với gái cũng giả vờ nới quần thực ra là cái bỉm nặng nước... Cơ khổ.

Thôi đành chuyển sang yêu đồng bào, yêu tổ cuốc, yêu đảng, yêu nhân dân như yêu bằng mồm, tình tập thể, tận dụng sức mạnh công đoàn, lừa lừa mà trốn.

Chỉ có tiết kiệm sức lực như vầy mới có thể phục vụ các Tình yêu tới tận cuối cuộc đời.

Chỉ xin một lời: Yêu, yêu lắm hỡi các tình nhân, thèm em lắm, em có biết không?

(anh hứa chỉ ôm thôi)

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Hà Nội thời Pháp thuộc - Một lý giải về khái niệm “Người Hà Nội”


DƯƠNG QUỐC CHÍNH·WEDNESDAY, JULY 22, 2015
Gần đây người ta hay tranh cãi về khái niệm "Người Hà Nội", nhưng chắc đa số người HN bây giờ chỉ hiểu mù mờ, mình cũng thế thôi vì là nhà quê gốc. Tuy nhiên, mình hay thắc mắc về khái niệm này và rắp tâm tìm hiểu qua lịch sử và tự kết luận là khái niệm người HN được định hình đậm nét nhất vào thời Pháp thuộc, bởi vì thời kỳ này thị dân HN có cuộc sống, môi trường xã hội khác hẳn với thị dân thời mà HN có tên khác (Thăng Long, Đông Đô, Đại La...). Lịch sử HN thời Pháp thuộc không được dạy trọn vẹn trong sách lịch sử chính thống mà chủ yếu qua truyền khẩu, hồi ký và truyện, vì thế nên dân sống ở HN bây giờ không biết nhiều và cụ thể về giai đoạn này cũng là bình thường.
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Hoa nhài thì rõ là thơm rồi, nhưng chưa chắc đã là thơm nhất. Người Tràng An (tên 1 kinh đô cổ ở Trung Quốc) được ví với kinh đô Thăng Long, nhưng người Thăng Long thanh lịch thế nào, hơn gì người Nam Định, Bắc Ninh, Hà Đông (cũng là những nơi có nhiều sỹ phu Bắc Hà)...thì giờ này cũng chả ai biết, chỉ là suy diễn thôi. Nhưng người Hà Nội thì chắc chắn là văn minh, thanh lịch nhất miền Bắc là chắc chắn. Về độ văn minh, vào thời điểm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thì HN chỉ có thể so sánh với Sài Gòn, nhưng về nền tảng lịch sử, văn hóa thì đương nhiên Hà Nội hơn SG nhiều. Như vậy, tính gộp cả văn minh và thanh lịch thì HN lúc đó là nhất cả nước, đừng nói đến chuyện thanh lịch nếu thiếu văn minh. Bài viết này sẽ lý giải điều đó.
Người Pháp xâm chiếm HN
Người Pháp bắt đầu để ý đến Hà Nội kể từ khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ. Lúc đầu họ muốn chiếm Nam Kỳ làm bàn đạp rồi ngược sông Mê Kông để đến TQ buôn bán làm ăn, việc xâm chiếm thuộc địa thì cũng chỉ để làm ăn, kiếm tiền mà thôi. Tuy nhiên, người Pháp thấy là đi ngược con sông Mê Kông lên đến Vân Nam thì rất là lọ mọ, khó khăn nên họ nghĩ đến 1 con sông khác cũng bắt nguồn từ TQ, sông Hồng, khoảng cách đường sông sẽ gần hơn, thuận tiện cho việc đi lại. HN lúc đó là trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng. Người Pháp muốn chiếm lấy HN để kiểm soát việc giao thương trên sông. Cơ hội đến khi 1 tay buôn lậu Pháp là Jean Dupuis chở vũ khí qua TQ bán và khi về thì bị bắt lại tại HN, tịch thu hàng hóa. Thế là người Pháp có ngay 1 lý do chính đáng, giống y như lý do của Putin bây giờ, là bảo vệ người Pháp bằng cách chiếm thành HN.
Ra đánh HN chỉ là 1 đại úy hải quân là Fracis Garnier với 222 lính và 4 chiến thuyền, đối đầu với khoảng 2000 quân nhà Nguyễn chỉ huy là Nguyễn Tri Phương. Ông này đã làm đến chức Tam tuyên quân thứ Khâm mạng Đại thần hàm Thái tử Thái bảo Võ hiển điện Đại học sĩ Trí dõng tướng Tráng liệt bá, tóm lại là cực to, cỡ thượng tướng hay đại tướng bây giờ, toàn quyền về quân sự ở miền Bắc. NTP có rất nhiều võ công hiển hách cho triều Nguyễn, như bình định Nam Kỳ, Chân Lạp (chiếm luôn 2/3), đánh dẹp quân Cờ đen ở biên giới phía Bắc. Một trung úy với hơn 200 quân đánh nhau với 1 đại tướng với 2000 quân, đã từng cầm 2 vạn quân, mà chỉ sau có vài tiếng là thành HN thất thủ! Quân Nguyễn bị pháo và súng Pháp bắn phá thành là hồn vía lên mây bỏ chạy tán loạn, quân Pháp có 1 lính chết do chính họ bắn nhầm! NTP thì bị thương và bị bắt sống. HN thất thủ vào ngày 20-11-1873. Sau đó 1 tháng thì Garnier bị quân Cờ đen (vốn là quân nhà Thanh) của Lưu Vĩnh Phúc giết chết ở Cầu Giấy, làn sóng chống Pháp dâng cao nên năm 1874 quân Pháp rút khỏi HN nhưng 1 năm sau thì nhà Nguyễn ký với người Pháp 1 thỏa thuận là nhượng cho Pháp 1 khu đất để người Pháp xây dựng tòa công sứ, thuế quan và đóng khoảng 100 quân. Theo thỏa thuận thì khu đất chỉ cỡ 2,5ha nhưng thực tế thì khu nhượng địa đầu tiên này rộng đến 18ha, chính là khu Đồn Thủy (nhà thương Đồn Thủy sau này là BV quân đội 108). Khu Đồn Thủy này là 1 hình chữ nhật chạy dọc đê sông Hồng, từ phía phố Phạm Ngũ Lão, bảo tàng LS đến hết nhà tang lễ bộ QP bây giờ. Khu nhượng địa này không hề làm thỏa mãn người Pháp, vì thuế không thu được do Nam triều thu trước rồi, việc buôn bán thì bị đình trệ do Nam triều cấm xuất khẩu gạo và tơ lụa. Khu này chán đến nỗi công sứ Pháp lúc đó quản lý cả Hải Phòng lẫn HN thì chả buồn ở HN mà lại ở HP.

Năm 1882, quân Pháp đánh thành HN lần 2, với lý do là Nam triều không tôn trọng thỏa thuận đã ký, để quân Cờ đen quấy nhiều và cấm đoán giao thương. Chỉ huy quân Pháp là đại tá Henri Riviere với khoảng 400 quân, đối đầu với khoảng 7500 quân cố thủ của tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) là Hoàng Diệu. Như lần trước, HN thất thủ sau vài tiếng, Hoàng Diệu tự vẫn. Lịch sử lặp lại, chưa đầy 1 tháng sau Riviere cũng bị quân Cờ đen giết chết tại đúng chỗ Garnier bị giết là cầu Giấy, nhưng thành HN đã bị quân Pháp chiếm đóng. Thành HN là 1 hình vuông giới hạn bởi 4 con đường hiện nay là Phùng Hưng, Hùng Vương (lăng CT HCM nằm ở đúng cửa Tây cũ), Phan Đình Phùng (vẫn còn dấu tích cửa Bắc) và Trần Phú. Người Pháp làm con đường đầu tiên nối thành HN với khu nhượng địa cũ bây giờ là đường Tràng Tiền và Tràng Thi, cuối Tràng Thi nối với cuối Phùng Hưng chính là 1 góc thành HN, đây là 2 khu vực đầu tiên của người Pháp ở HN. Phía Nam trục đường này sau trở thành khu phố Tây, phía Bắc là khu phố ta cũ.
Năm 1883 người Pháp ký với Đại Nam hiệp ước Quý Mùi, nội dung đại ý là Nam Kỳ sẽ là xứ thuộc địa, người Pháp trực trị, đứng đầu là Thống đốc, Trung Kỳ vẫn do Nam triều quản lý nhưng có cố vấn là 1 Khâm sứ, Bắc kỳ là xứ bảo hộ (nửa thuộc địa), đến năm 1888 thì vua Đồng Khánh chấp thuận để HN và Hải Phòng cùng với Đà Nẵng của Trung Kỳ thành nhượng địa (thuộc địa) của Pháp, còn các tỉnh khác của miền Bắc vẫn do quan lại Nam triều quản lý dưới sự "cố vấn" của 1 công sứ Pháp, đứng đầu Bắc kỳ là Thống sứ. Nhờ chỉ dụ năm 1888 nói trên, người Pháp lập 1 khu nhượng địa mới ở HN thay thế cho khu cũ.
Địa giới HN
Ranh giới khu nhượng địa mới rất không rõ ràng và cũng không được nêu cụ thể (đúng ra là không tìm thấy) kèm trong chỉ dụ của vua Đồng Khánh, nên người Pháp mặc sức lấn chiếm mở rộng. Thời kỳ đầu nó chỉ nằm trong diện tích phía Bắc là hồ Trúc Bạch, Tây là Văn Miếu, Nam là khu nhượng địa cũ. Sau này người Pháp cứ mở rộng ra đến hết các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, phía Bắc quận Hai Bà Trưng bây giờ (phần phía Bắc phố Đại Cồ Việt bây giờ), chiếm toàn bộ nội thành HN (địa phận quận Đống Đa bây giờ thì lúc đó vẫn là nhà quê, ngoại thành). TP HN lúc đó gồm 2 phần, nội thành là nhượng địa còn ngoại thành là đất của thành phố. Nhượng địa hưởng quy chế riêng, theo luật lệ của Pháp, khu vực ngoại thành về hành chính là thuộc chính quyền bảo hộ (như các tỉnh khác của Bắc Kỳ), nhưng lại nhờ cậy chính quyền TP (nhượng địa) giải quyết việc hàng ngày. Sự mập mờ này dẫn đến nhiều hệ lụy sau này vì có sự quản lý chồng chéo.
Năm 1902 thì HN gánh thêm 1 nhiệm vụ là thủ đô của toàn Đông Dương, trước đó phủ Toàn quyền Đông Dương đặt dinh Norodom trong SG, kể từ khi Pháp thành lập được liên bang Đông Dương vào năm 1887 thì phủ toàn quyền được chuyển ra HN, nơi hiện nay là phủ chủ tịch. HN lúc đó gánh 3 vai trò về hành chính, 1 là thủ phủ toàn liên bang, 2 là thủ phủ của Bắc kỳ (coi như 1 bang), 3 là chính quyền địa phương cấp tỉnh. Vì vậy HN có 3 khu vực hành chính là dinh Toàn quyền, dinh Thống sứ (nay là nhà khách chính phủ), tòa Đốc lý (đã đập đi để xây UBND TP).
Chính quyền HN
TP HN có thị trưởng (đốc lý) do Thống sứ, sau này là Toàn quyền, chỉ định nhiệm kỳ 3 năm và hội đồng thành phố. Ông đốc lý phải đứng 2 vai, vừa là thị trưởng 1 TP như ở bên Pháp, vừa như 1 công sứ Pháp ở các tỉnh bảo hộ khác của Bắc kỳ. Hội đồng TP bao gồm 12 người Pháp, 2 người VN, 2 người Hoa (sau này bỏ 2 người Hoa thay bằng 2 người VN). Thành viên hội đồng người Pháp do người Pháp bầu, thành viên người Việt do người Việt bầu, người Việt có nộp tô mới được đi bầu và thuộc giai cấp thượng lưu.
Lúc đầu thì người Pháp vẫn dùng các quan huyện cũ của Nam triều để quản lý các huyện thuộc nội thành HN nhưng đến năm 1896 thì bị thay bằng chức hiệp lý rồi bị bãi bỏ ngay, đốc lý quản lý người dân thông qua các trưởng phố (kiểu như tổ trưởng dân phố bây giờ). Như vậy có thể thấy bộ máy hành chính của HN là tối thiểu, rất gọn nhẹ.
Người HN
Người dân HN sống hoàn toàn theo luật của nước Pháp, không liên quan gì đến pháp luật Nam triều nữa. Cùng là người Việt nhưng người ở HN được xét xử hoàn toàn khác với người ngoại tỉnh. Chính quyền HN đã gò HN vào khuôn khổ luật pháp của 1 nước phương Tây văn minh. Nhà nước phong kiến khi đó có luật lệ khá lỏng lẻo, các viên quan huyện, tỉnh tự xử án theo hiểu biết pháp luật của mình 1 cách khá tùy tiện. Ông Nguyễn Sinh Sắc, bố ông HCM, vốn là 1 quan huyện, mắc lỗi xử tội quá tay đánh chết phạm nhân nên bị cách chức thành dân. Ở HN thì không thể có chuyện tương tự. Người Pháp ở HN không được quyền chà đạp lên pháp luật để làm mưa làm gió. Ở HN lúc đó có đủ các bộ luật Hình sự, Dân sự, Thương mại, Báo chí, Sở hữu. sử dụng cả án lệ của Pháp để xử án. Quyền công dân thể hiện qua sổ địa bạ, giấy chứng nhận sở hữu, biểu thuế. Chính vì thế nên đã có những vụ kiện của người Việt kiện cả người Pháp và chính quyền thành phố. HN có các luật sư và họ sẵn sàng cãi cho người Việt nếu họ có tiền. Dân có thể kiện TP lên tòa Thống sứ hay kiện những phán quyết của tòa thống sứ lên tòa Đốc lý do sự mâu thuẫn giữa 2 hệ thống nhượng địa và bảo hộ.
Tóm lại người HN trong những năm Pháp thuộc đã trở nên văn minh hơn rất nhiều do sống trong môi trường pháp luật của Pháp. Thời đó tất nhiên sẽ không có chuyện "đái đường" như bây giờ. Chúng ta còn nhớ các thầy đội xếp Min đơ, Min toa trong truyện Số đỏ có thể xử phạt người dân đái bậy, phóng uế ra đường, chuyện đó là hoàn toàn thực tế. Có thể nói pháp luật thời Pháp thuộc chặt chẽ và nghiêm minh hơn pháp luật bây giờ. Tuy nhiên về tự do ngôn luận thì thời đó có lẽ còn hơn bây giờ vì báo chí tuy có bị kiểm duyệt nhưng vẫn có nhiều báo tư nhân, do người Việt làm chủ bút và người ta có thể lách luật để đăng các bài cấm kỵ về chính trị hay đả kích nhà cầm quyền. Nếu báo bị đình bản thì chủ bút có thể đổi bút danh hoặc nhờ người khác đứng tên để lập báo khác, không khác gì các quán karaoke, mát xa hay bia ôm bây giờ bị chấm dứt hoạt động thì lại dễ dàng tái lập! Người HN vốn đã có cái gốc văn hóa kinh kỳ và cộng thêm sự văn minh do sống trong khuôn khổ của pháp luật văn minh nên đã tạo nên 1 thế hệ "Người Hà Nội" thanh lịch và văn minh hơn các tỉnh khác.
Người Việt ở ngoại thành sống trong các làng nghề, mỗi làng có 1 nghề đặc trưng và cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho người nội thành. Người Thanh Trì bán bánh cuốn, Thụy Khuê bán bún ốc và xôi, Kim Liên cắt tóc. Khu vực phố cổ tập trung dân làm thương mại. Gọi là phố cổ nhưng cũng chả cổ lắm, đại đa số nhà ở đây chỉ xây vào khoảng 1900-1940 là thời điểm bùng nổ xây dựng và phát triển của HN. Khu Khâm Thiên và Thái Hà ấp thì tập trung nhiều cô đầu, hút thuốc phiện, ăn chơi đàng điếm.
Năm 1889, khi HN chính thức thành nhượng địa toàn bộ, thì có chưa đến 500 người Pháp, nhưng đến năm 1908 thì đã có 4000 người Pháp và khoảng 100 người các nước châu Âu khác. Đông Dương không phải là thuộc địa mà người Pháp thích sang sống, dân Pháp ở HN không đáng kể so với ở Alger (Algeri - Bắc Phi), có lẽ vì khoảng cách quá xa và khí hậu quá khác biệt. Đến năm 1940 thì 1/3 dân Pháp ở HN được sinh ra ở đây. HN lúc đó giống 1 tỉnh lẻ của Pháp, người Pháp cũng có người giàu người nghèo. Cũng giống những người di dân sang Mỹ hay Úc, dân Pháp di cư sang HN đa phần không phải thuộc giới thượng lưu mà là dân du thủ du thực, bất mãn với cuộc sống ở Pháp.
Số lượng người Hoa ở HN không đông như ở SG, Hải Phòng. Năm 1888 HN có 850 Hoa Kiều, năm 1940 có 5310 người. Người Hoa sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, chủ yếu sống ở Hàng Đào, Hàng Buồm, Hàng Chiếu. Người Hoa gần như nắm toàn bộ về thương mại tại HN, cũng như trong SG, họ chả e dè gì người Pháp, người Pháp không cạnh tranh nổi với người Hoa về thương mại. Với 3% dân số mà người Hoa đóng góp 20-25% ngân sách thành phố. Ngoài ra HN còn có người Nhật và người Ấn, số lượng chỉ vài trăm.

"Người HN" biến mất
Sau hiệp định Geneva đa số những gia đình giàu có, người nước ngoài, trí thức có quan hệ với chính quyền thực dân đều di cư vào Nam. Đây là tầng lớp thượng lưu của người HN tạo nên hình ảnh về người HN và tạo nên khái niệm "Người HN" mà không tỉnh nào có. Thay vào đó là ùn ùn dân ngoại tỉnh đổ về lấp chỗ trống, họ mua các bất động sản do người ra đi bán lại với giá rẻ. Ngoài ra là những cán bộ CS, mà đa số xuất thân nông dân, cùng gia đình họ đổ về HN, họ cư xử với HN không khác gì các chú bộ đội năm 75 tiếp quản SG. HN bắt đầu bị nông thôn hóa bởi vì lãnh đạo HN không còn là "Người HN" nữa. Đến năm 2000 thì trong 9 vị lãnh đạo HN chỉ có 1 người HN gốc.

(Hết )

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

10 TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY

1. CHUYỆN CÁI VÉ
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
“Người lớn: $10.00
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
Đọc xong, ông nói với người bán vé:
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
- Vâng.
- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.
2. Ba…
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
- “Có dư đồng nào không con?”.
Tôi đáp:
- “Còn dư bốn ngàn ba ạ”.
Ba nói tiếp:
- “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.
3.Mẹ và con
Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.
4. Anh
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng “Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, “Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọai giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”
5. Cua rang muối
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!
6. Xa xứ
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…”
Cuối năm viết: “mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”
Mùa đông sau viết: “em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…”
7. Đi thi
Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”
8. THỊT GÀ
Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
- Nhà Tý ăn thịt gà.
Đêm đó, bà Tám chửi:
- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
Trời đổ mưa.
Thằng Tý la lớn:
- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
(Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ)
9. Chỉ có một người thôi
Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
Bác làm công trở về gặp người chủ.
Người chủ hỏi:
- Ở bên ấy có nhiều người không?
Bác làm công trả lời:
- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.
10. Phấn Son
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.
Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
(Sưu tầm)

MÊ TÍN DỊ ĐOAN

Ngày 10.3.2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua đề xuất tăng thuế môi trường từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng. Bộ Tài chính khẳng định quyết định này không làm đội giá bán lẻ xăng dầu.
Vậy là cả tháng giời tôi cứ nằm mộng mị, miệng cứ lẩm nhẩm "Rồi giá sẽ tăng, rồi giá sẽ tăng"
Thì đến ngày 5.5 giá xăng tăng nhẹ thêm 1950 đồng/lít thật, và rất may vì đáng lẽ dân còn chịu giá xăng cao hơn. May thế.
Đầu năm, khi đi mua ngoại tệ, tôi cứ lầm nhẩm như bị ma ám: "Giá đô sẽ tăng, giá đô sẽ tăng".
2 hôm trước TV nói đô thi trường tăng là do "Tâm lý", đúng vậy, NHNN quản lý hết làm gì có đô ngoài thị trường đâu mà Tâm với Lý, toàn tin đồn.
Thì đùng cái ngày 7.5 giá đô tăng 1%, nhân ngày chiến thắng Điện Biên.
Nói chung là chỉ tin được vào chính mình thôi, mình cứ mơ cái gì là thành hiện thực cái đó. Sắp đạt tầm Xã hội Chủ nghĩa Mê tín dị đoan rồi.
XÉN LÔNG CỪU
Chiến tranh Tiền tệ, một cuốn sách vạch trần những thủ đoạn làm giàu bẩn thỉu và cuộc đấu sinh tử giữa các đời tổng thống Mỹ với các nhóm tài phiệt Ngân hàng xuất phát từ các gia tộc ở Châu Âu. Trả giá cho cuộc chiến tiền tệ này là cuộc nội chiến Nam Bắc và mạng sống của 7 đời tổng thống Mỹ.
Đọc cuốn sách, ta nhận ra những thế lực bí ẩn ngầm đáng sợ phía sau đồng tiền. Thế lực này chui sâu vào hệ thống chính trị, lũng đoạn và điều khiển bất cứ nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Cuộc chiến chưa từng được coi là chấm dứt suốt hơn 200 năm qua.
"Xén lông cừu" một thuật ngữ được nhắc đến trong cuốn sách là một hành động ưa thích của giới tài phiệt ngân hàng.
Nhóm tài phiệt với sức mạnh tài chính khổng lồ thường xuyên tạo một cơ chế kiểm soát nguồn cung ứng tiền tệ cho mạch máu kinh tế. Họ thực hiện chính sách bơm tiền để kích thích tăng trưởng đến mức bong bóng rồi chích nổ để thu lợi. Mỗi lần "xén lông cừu" tầm xuyên quốc gia, các nhà tài phiệt này với sự hỗ trợ đắc lực của luật pháp và các quy định quốc tế lại bổ sung vào túi họ những nguồn lợi kinh hoàng. Đó có thể là tài nguyên thiên nhiên, bất động sản và hàng tỉ thứ khác có thể quy ra tiền..
Việt Nam đã bị những bài học đau đớn qua sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản trong vòng 10 năm trở lại đây. Lượng tiền đổ vào hai thị trường này quá lớn tạo ra bong bóng và gây lạm phát cao. Khi chính phủ bắt buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ, một lượng tiền lớn của các tổ chức tài chính bí ẩn được nhanh chóng rút ra hưởng lợi, bỏ lại thị trường chứng khoán suy sụp và thị trường bất động sản đóng băng suốt thời gian qua. Những kẻ không chuyên tham gia cuộc chơi bị "Xén lông cừu" một cách ngoạn mục.
Soeur Mượt là một trong số đó, thế mới đau. Mả cụ bọn tài phiệt.
Trong một diễn biến liên quan đến ngành tài chính Việt Nam, Hôm qua và sáng nay, TTXVN và Bản tin tài chính của VTV đưa tin thanh tra chính phủ kết luận những vi phạm về cho vay trong một số dự án với số tiền lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. (minh hoạ dưới comment)
Các công ty trong bản kết luận có Bitexco, một công ty khổng lồ và bí ẩn được nhắc công khai với dư nợ lên đến 1699 tỉ đồng cần giám sát. Điều đáng ngạc nhiên, đó là một cái tên được kiểm soát cực kì chặt chẽ trong giới truyền thông không kém Vincom, cộng với những lời đồn râm ran về việc ông cựu Chủ tịch Ngân hàng bơm vốn không thể liên hệ được trong suốt tháng qua có lẽ báo hiệu một thời kì "Xén lông cừu" mới.
Và lần này, Cừu là ai? Đó có thể là Soeur, các quý cô, hoặc cũng có thể đéo-là-ai-cả.
Thế mới tài.

THƯ GỬI EM YÊU

1. Em yêu ! Khi anh thất nghiệp, em đã ở bên anh. Khi nhà anh cháy, em cũng đã ở bên anh. Bây giờ anh đang bệnh, em cũng ở cạnh anh. Em có biết anh nghĩ gì không? Anh nghĩ là ở gần em anh xui kinh khiếp. Mùa World Cup này đừng tìm anh nhá ... nhá !

2. Đêm nào anh cũng nghĩ đến em, và đó là lí do anh bật dậy kêu gào khiếp đảm!

3. Anh phải công nhận một điều, em chính là người dẫn dắt anh đến với tôn giáo. Anh chưa bao giờ tin là có địa ngục cho đến khi gặp em.

4. Trước khi gặp em, anh thấy cuộc đời mình thật tẻ nhạt. Khi gặp em rồi, anh mới biết đó chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất đời anh.

5. Trong bóng tối dày đặc, trông em y như một thiên thần vậy.

6. Những điều anh nói với em trước đây đều chân thành cả, nhưng điều mà anh sắp nói đây mới là chân thành hơn tất cả: Anh là thằng chuyên nói dối!

7. Em có biết không, hiện giờ anh không thể tìm ra được từ nào để diễn tả hết cảm xúc của anh đối với em, may ra thì chỉ có câu: Quỷ tha ma bắt em đi!

8. Em có nhớ khi anh cầu hôn em không? Anh thì luôn nhớ đến lúc đó và nghĩ rằng: Quái quỷ thật, không biết lúc đó mình đã nghĩ gì nữa!

9. Em yêu, có biết vì sao khi hôn em anh lại nhắm mắt không? Em soi gương thì hiểu chứ thắc mắc gì!

10. Anh luôn mong có được một người phụ nữ để thương yêu, chăm sóc, và sau khi gặp em, anh đã đổi ý.

11. Anh cảm thấy rất khốn khổ khi không có em bên cạnh. Mọi thứ vẫn tồi tề y như lúc em chưa ra đi vậy.

12. Em là người bạn rất tốt của anh, đến nỗi nều như chúng ta đi trên một chiếc thuyền sắp chìm mà chỉ có một chiếc áo phao, anh chắc chắn sẽ nhớ em lắm.

13. Khi em ra đi, anh cảm thấy mọi thứ thật tệ. Anh cầu xin em đừng quay lại làm cho mọi thứ tệ thêm.

14. Em thường mong khi chết sẽ được lên thiên đàng, vậy tốt nhất anh nên mong mình được xuống địa ngục thôi.

15. Cưng à, xin lỗi đã không tặng em con mèo như em thích, nhưng anh e là Hiệp hội bảo vệ động vật sẽ kiện em khi thấy em chăm sóc cho nó như cách em chăm sóc cho anh mất.

16. Em luôn nói là muốn mang lại hạnh phúc cho anh, vậy sao em còn ở đây ám ảnh anh mãi?

17. Đêm nào anh cũng mơ thấy em, có khi cả ban ngày nữa. Đó là lí do anh phải vào khoa thần kinh khám gấp.

18. Khi xa nhà anh vẫn luôn nghĩ đến em, vì anh đã được dạy là: Hãy biết nhớ đến đau khổ đã trải qua khi mình đã đạt đến hạnh phúc.

19. Em còn nhớ những ngày ta mới yêu nhau tuyệt vời như thế nào không? Thật tiếc là ta lại cưới nhau.

20. Em về quê thăm nhà - một khoảng thời gian tuyệt diệu làm sao!

21. Em à, hãy nhìn vào mắt anh và nghe anh hỏi đây: Mắt anh bị đỏ có phải không?

22. Anh say sưa, cờ bạc, anh xử tệ với em, thậm chí anh còn ngoại tình nữa, nhưng em vẫn không bỏ đi. Em quả là một người phụ nữ lì lợm, làm đủ cách vẫn không đuổi đi được.

23. Tuần trăng mật ở Hạ Long tuyệt quá. Nhưng giá mà không có em ở đó, sẽ còn tuyệt hơn nhiều.

24. Thú thật là anh nghĩ không ra ý đồ của thằng bạn anh khi nó khen em đẹp trước mặt cả hai chúng ta. Không biết là nó định mượn tiền em hay là tính xỏ lá anh nữa.

25. Không cần phải buồn vì con mèo lỡ ăn mất cái bánh em làm cho anh đâu em à, bọn mèo có sức đề kháng rất tốt mà.

26. Người ta nói nhìn mặt mẹ vợ thì biết được mặt vợ sau này, nhưng anh lại không ngờ là càng lúc em lại càng mau giống... bà ngoại em.

27. Trên bàn làm việc, anh luôn đặt hình của em. Để mỗi khi nhìn vào đó anh lại có thêm động lực làm việc, bởi vì " vấn đề nan giải như này mình còn giải quyết được huống chi việc khác"

(st)

nguồn: Làm đàn ông không dễ

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

ÁO DÀI

Dường như áo dài sinh ra để cho Phụ nữ Việt. Không cầu kỳ, diêm dúa, mà vẫn đoan trang, sang trọng, rất kín đáo mà rất gợi cảm, đậm tình.
Áo dài không dành cho phụ nữ phương tây cao lênh khênh như cây sào trên cặp guốc gộc, mặc như hình nộm đuổi chim, mà chỉ vừa vặn với vóc dáng nhỏ nhắn gái Việt.
Áo dài không hợp hợp với dáng đi huỳnh huỵch hay catwalk mà hợp với kiểu đủng đỉnh, chậm rãi, khoan thai, tà áo chỉ khẽ bay theo gió chứ không theo nhịp hành quân. ống quần rộng giấu đi cặp chân vòng kiềng từ thời bị mẹ cắp nách, nhưng vẫn hằn lên bắp vế, đùi non, đầu gối sau mỗi bước đi.
Áo cũng không hợp với phụ nữ da đen ngực như đeo bòng, đeo mướp. Quả cam canh vừa vặn với lực giữ của đôi ba cái khuy bấm, vừa căng, vừa tròn mà vừa phải, rất vừa miếng.
Không như sườn sám, áo dài khoe hết phần cổ trắng nõn nà, nhưng không khoe đùi, khoe mông thô thiển. Chỉ mẩu tam giác nhỏ bên hông, phía sau cái bụng phẳng, trước cái lưng ong, xẻ bên lườn là đủ biết chất lượng dưới tà áo, như người ta xăm dưa xem đỏ hay vàng.
Cả vòng ba cũng được tôn vinh, hằn lên lớp viền đủ gợi cảm, chứ không gợi dục, khoe nét nữ tính rất khéo léo.
Ống tay áo nào cũng vừa tay, tròn lẳn, lớp lụa như mặt da, mịn màng và tràn đầy nhựa sống.
Trời mưa. Mấy bạn nữ áo dài trắng, không áo nịt, lớp vải ướt dính chặt vào da thịt, nổi lên những đường cong gợi cảm, ướt át, mịn màng, đầy sinh khí. Vài bạn lái 1 tay, tay còn lại che ngang ngực, hằn núm cau ngang khuy, màu hồng ánh lên như hào quang. Đẹp cực.
Trời.
"Hỡi áo dài, ta muốn cắn vào ngươi".
Bất giác đưa tay quệt miệng.

HẤP DIÊM ÁO DÀI

Sáng đọc mấy anh mắng áo dài cách tân ghê quá, thấy hay hay.

Nào là trên Ngọc Trinh dưới Hoàng Kiều, đầu Súy Vân chân thị Nở, nào là Làng Vũ Đại nằm giữa Thượng Hải, hay Súc cù là trộn mắm lồm ....

Thôi thì ta cứ bình tĩnh, giữ truyền thống là Cổ không đổi nhưng trong thế giới hiện đại là Kim rất cần cách tân, thay đổi.... Phải sau 1 thời gian khá dài những sáng tạo hợp lý sẽ được xóc lọ, lắng xuống và được chấp nhận.

Áo dài cách tân có nhiều loại, loại ngắn tay, ngắn chân, ống rộng tạo sự thoải mái. Có loại cắt tay, cắt chân thay bằng ống sườn sám, váy đụp, váy xòe. Hay dùng chất liệu chăn con công bên ngoài, vải voan như áo ngủ nên trong. Rồi hình như cả quần tất như  lưới B40, vạt trước như tạp dề, quai treo như yếm....vừa vuốt ve, mơn trớn, vừa bạo lực tới mức tàn bạo, cưỡng ép, hiếp đáp, đày đọa áo dài. Tất cả được thể bung ra, cho thiên hạ rung lắc, cái nào trụ được thì dùng.... Việc lựa chọn này dành cho chị em.

Anh em tôi tới cái tuổi sắp già, nhiều ông cũng bảo thủ lắm, nhưng cơ bản vẫn là từ ánh mắt, áo đẹp như Hấp diêm Thị giác. Mà các cụ hay nói "nhanh như điện, tiện như quần chun", nên loại váy đụp, yếm đào cũng rất thích. Đừng hở hang khi vào nơi thanh tịnh là được. Đừng hở cả cẳng vòng kiềng, đen như chân chó là ưng.

Cái gì mới cũng nhiều khen chê, chồng yêu thật đấy nhưng lâu cũng chán, cũng nhàm.

Mà có 1 hội chứng gì đấy tận bắc Âu mà tôi quên mất rồi, rằng 1 người phụ nữ nào đó, nạn nhân khi bị hấp diêm, đầu tiên thì kinh, sợ hãi, tởm lợm nhưng 1 thời gian sau sẽ thương, sẽ nhớ, rồi thèm, thậm chí yêu thích cái thằng tội phạm đấy cả đời, không quên được, dù cả XH cứ lên án.

Đấy, có phải cứ cách tân là dở đâu, mâu thuẫn cực.