Nhãn

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

NGHỈ HÈ

Ngày bé, cứ tháng 5 nghỉ hè là tôi lại được theo bố đi công tác. Xóm Đồng Tâm ngày ấy mưa là ngập, nhà trống đằng sau, ao ông Chương thả cá, nhà bên bán bánh phở, đằng trước là ngã 3, trung tâm của xóm trong, dưới cây bàng đầy sâu róm là vòi đồng thò ra từ cục bê tông, cứ 2-3h sáng, các chị các mẹ lại xếp hàng, chửi đánh nhau chỉ vì 1 xô nước sạch.
Nhà lại có cô em gái, quấy quầy quậy, mẹ không thể trông cả đôi, vậy là thằng anh thu dọn quần áo, mấy quyển sách, 1 quyển sổ tay bằng giấy xi măng, tự đóng, ghi những từ tiếng Nga, cố mà học thuộc. Sau này, cái thú đọc sách nhỏ, bìa mềm, truyện cực ngắn, 100 bài thơ hay VN thế kỷ XX... tôi vẫn giữ.
Từ Hà Nội, bến Nứa, xe của Tổng Công ty Xi măng đón từ sớm, đi mất cả ngày vì chờ phà Phả Lại hoặc phà Bình.
Tới dãy nhà Tập thể bố ở cách nhà máy xi măng Hoàng Thạch chừng 800m, lúc chập choạng tối, giữa đường qua nhà máy là chợ. Những dãy nhà cấp 4 lợp mái ngói, xám xanh vì bụi xi măng, bao xung quanh 1 sân bóng đá và 1 sân bóng chuyền, phía trong là mấy xà đơn, xà kép. Đầu đằng này là dãy nhà vệ sinh công cộng, ngồi xổm trên 2 viên gạch đỏ, thả tõm xuống cái hố đen ngòm sặc mùi xú uế. Sáng dậy sớm tập thể dục xong là ông cụ lại thúc tôi đi vệ sinh, dù không buồn, để tránh lát nữa tắc đường, xếp hàng chắc tới trưa. Giờ vẫn vậy.
Mỗi phòng 4 giường đơn, 1 tầng, giát gỗ. đầu giường gấp chăn màn phẳng phiu, 1 số chú lười để nguyên màn, hoặc làm ca 3. Chú nào về nhà thăm vợ lâu lâu lại dựng giát lên vì sợ bị nằm nhờ, hay nhẩy nhô, nhảy nhoàng mà gãy. Giát cứng, trải chiếu, vậy mà vẫn nằm được, chứ bây giờ vợ đuổi, đạp xuống nằm sàn gỗ đã đau hết cả lưng, vội vàng xin lỗi để còn nằm đệm, không thì chết.
Cuối gường đặt cái quạt con cóc để trong màn, thi thoảng đạp đổ, cháy mà phải quấn lại. có chú nào đi trực thì có gối, không thì tôi thường gác đầu lên bắp tay bố. Ngày oi, ông cụ lại thi thoảng phơ phẩy quạt nan hoặc báo, cơ mà vẫn không ngủ nổi, không phải vì nóng mà vì ông cụ ngáy, ngáy như sấm, đến canh 2 canh 3 tôi mới mệt quá mà thiếp đi.
Trước giường là 1 hòm gỗ có khóa, cất cả quần áo, đồ khô lẫn thức ăn. Phía ngoài cửa là 1 góc nhỏ có giá, các chai lọ gia vị, làm bếp chung cho cả mấy ae biệt phái. 1 bếp dầu phòng trừ mất điện còn lại đa phần đun nấu bằng bếp lò xo Liên Xô, uốn ngoằn nghòeo trên rãnh gạch chịu lửa. Đấy là đoạn dây điện  trở, thiết bị điện loại 110V chỉ cần móc vào 1 nửa lò xo là xong, rất tiện, 1 nửa đỏ rực như bóng đèn, phần còn lại tối thui. Nhưng làm như vậy hại, lò xo mà đứt lại kéo giãn mà sập vào nhau hoặc khẹp nối bằng dầy đồng, dây nhôm 3-4ly.
Ngày lạnh, gió rít cả cửa trước lẫn cửa sổ phía trong, cả trên mái, cái chăn chiên không đủ ấm, ông cụ đun nước vào cái xô cho tôi tắm, bằng dây may xo đứt, buộc 2 bên cái đũa, thả vào xô, gọi là tàu ngầm, bọt xùi lên ùng ục, nhưng cấm được chạm vào, thông thì bây giờ không gõ chữ ở đây.
Liền đấy là dãy nhà dành cho công nhân, cán bộ nữ, có cô Họa ngực to, đi lại đánh mông tanh tách, một lần trong ca trực các chú úp 2 bát vào ngực tôi bảo đi lại trên bàn, trông như thật. Cô nhìn thấy chỉ lườm rất xinh.
Phía trước phòng bố ở là 1 lỗ tường, bên ngoài là cửa gỗ, bên trong đút cái tivi đen trắng, cứ tối bật lên để các chú toàn khu ngồi xem. Sau phiền hà, rắc rối, film không có, toàn tuồng chèo với thời sự tuyên truyền vớ vẩn mà vẫn có người chờ, không được là ném đá vào cửa gỗ, lên tận mái, vỡ ngói, bố đổi sang gian khác.
Phía sau là cái ao tôi đã học bơi, bẩn thỉu, tanh mùi bùn, lần bố thả tay mà làm bụng nước, no bùn lẫn bèo, nghĩ ra lại thấy ngon.
Đường ra ao đi qua bể nước to, nửa nổi, 1 bên cho nữ có cánh, bên nam không cửa, các chú mặc quần bộ đội, dán chặt vào thịt, lông hằn lên xanh lét, không cởi mà cũng như tồng ngồng. Các chú múc nước bằng 1 gầu cao su, buộc dây chão, lao xuống oàm oạp, đôi khi dây đứt gầu nằm đáy bể phải khều hay trèo vào bể để vớt. Thành bể bê tông, sỏi lòi ra trơn bóng vì chú nào cũng kị lưng vào thành bể như trâu. Lúc tắm đông, các chú lại nhờ nhau kì bằng dép tông hay dép cao su, mốt thời đó.
Ngoài ra còn dùng cách hút nước ra khỏi bể bằng ống tuýp cao su D34, hút móp má, hoặc bịt đầu thò thụt liên tục tới khi trào lên, xả vào đầu đầy xà phòng Liên Xô, quần áo hay rau, gạo. Hồi đó tôi học được cách ngắt rau muống, xanh móng, bấm được là còn non, ăn tốt. Hôm nào lười mà chặt bằng dao, y như rằng, tới bữa nhè ra 1 đống xơ ở góc mâm, bên cạnh đống sạn bằng hạt đỗ. Đãi dối thì đắng mồm, mẻ hết răng. Gạo không sát chặt tay cũng hôi hoặc đỏ bát. Bữa ăn chủ yếu là tương, vừa chan vừa chấm, món dưa nấu thịt thỏ mang từ nhà đi, trứng và thịt lợn là món xa xỉ, tịnh không thấy thịt bò, kể cả trâu.
Đôi khi, bố quấn quạt Orbita có tiền cải thiện, qua chợ mua thịt gà hay con ruốc rang đen, ăn ngon ngậy như trứng kiến, món rươi như lai giun với rết, thân ánh 7 màu, đập trứng rồi chọc đầu quạt con cóc xuống đánh tan. Mấy món đó chỉ có ở vùng nước lợ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương hay Thái Bình. Hôm đặc biệt sang chợ Mạo Khê ăn phở thịt lợn, cũng hành xanh, tương ớt đỏ, miếng thịt trắng ởn, chắc chỉ luộc chứ không xào, vậy mà ăn vẫn ngon tuyệt. Đó không phải là lần đầu ăn phở nhưng chắc chắn đó là bát phở lợn đầu tiên. Bây giờ, có dịp đi qua, tôi vẫn cố rẽ qua quán lẩu mèo 7 món giữ thị trấn Mạo Khê, dọc con đường đen sì bụi than. Có lần bố bắt được con rắn nước, ông cụ băm chặt, trộn với thịt làm thành đĩa chả to ú ụ, ăn ngon hơn cả Lệ Mật. Giữa các dẫy nhà tập thể và tường rào, lá lốt mọc ngập chân tường, thịt băm cuốn lá lốt rán mỡ lợn ăn mới sướng làm sao, chỉ cần thêm bát nước rau đánh tai chua và mấy quả cà là hết veo 5-6 bát.
Sáng, bố rang cơm với tóp mỡ, loại khô kiệt, suộm vàng, ăn xong 2 bố leo dốc lên cổng nhà máy. Dáng đi như duyệt binh thay gác lăng bác cứ làm mấy cô chú gần chợ nhớ mãi. Đường đi qua nhà văn hóa, chiếu phim mầu, film Tarzan, không có chữ XXX hay cấm trẻ em, tôi xem cũng lần đầu ở đó. Ngay sát là nhà chú Đương, cũng lần đầu đọc ngụ ngôn La Fontaine chết mê từ lời thơ lẫn trang giấy bóng trắng. Còn trong nhà máy, xe Volvo bánh cao hơn đầu người, xưởng điện điều hòa lạnh buốt đầu, từ trong nhà rất ngại ra ngoài nắng. Còn đi thang máy lên silo cao trăm mét mà gió mát rượi, nhìn xung quanh thấp lè tè, từ con sống tới các băng chuyền và lò quay phía dưới. Bữa trưa trong nhà máy ăn bằng âu sành sứ Hải Dương, không hiểu sao ăn ngon thế, cả trăm người ăn cứ rào rào.
Ngồi chờ con ôn thi, sắp hè rồi mà không được nghỉ, mà nhớ lại ngày xưa, thời ae chúng ta nghỉ hè được thả như gà ngoài vườn, như trâu ngoài đồng, thời cái ăn khó khăn chả bao giờ nghĩ thịt lợn lại phải giải cứu, thừa sức chế biến cả trăm nghìn món ngon. Mà cứ hay nghĩ chuyện ngày xưa là sắp già rồi các ace ạ. Nhanh thật.

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Giải thich xoáy âm dương theo thực trạng giao thông Vietnam

Căn cứ nhận xét lâu đời về giới tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hóa không ngừng của sự vật, Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tương, từ tượng sinh bát quái. Trong đó, Lưỡng nghi là âm và dương.
ÂM và DƯƠNG, đó chính là sự mô tả cơ bản của sự biến hóa không ngừng, đó là ức chế và chèn ép lẫn nhau, là Dựa dẫm và đùn đẩy lẫn nhau. Xe này đi ra thì xe kia đi vào, xe máy dịch sang bên trái, thì otô dịch sang bên phải
Âm ở trong để giữ gìn cho dương, dương ở ngoài để giúp đỡ cho dương, như ăn đồ lạnh thì có thêm gừng, ăn lẩu xong thì tráng miệng bằng kem mát.
Trong hình vẽ hình tượng âm và dương người ta chỉ cần chụp từ trên cao xuống những nơi ùn tắc ở Việt Nam, hai phần bằng nhau đấu đầu như đen và trắng, nhưng trong phần trắng có một điểm đen, trong phần đen có một điểm trắng. Đó là trong âm có âm dương, trong dương cũng có âm. Như trong dòng lên thì có người đi xuống, trong dòng người bên phải tự nhiên lại có người từ trong ngõ đi ra. Và cũng có nghĩa là trong âm có mầm mống dương và trong dương có sẵn mầm móng nguy hiểm của âm rồi.
Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại; Âm thịnh thì Dương khởi, Dương cực thì Âm sinh". Bên này kém vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của bên kia phát triển.
Đó là lúc hết tắc, thì tao sẽ lùi cho mày đi, 2 bên đều vậy. Nhưng đó cũng là âm đến cực độ sinh ra dương, dương đến cực độ sinh ra âm tức là xe máy tiến lên thì xe con đứng lại, nhưng xe tải, xe buýt tiến lên thì tất cả dãn cả ra.
Trong con đường tiến lên như hình tháp mà Maslow đã mô ta lại theo thứ ngôn ngữ khác, nhưng ý nghĩa là thì vẫn vậy. Không phải ai cũng dễ dàng qua được ngã tư, 2 bên tiến tới rất đông, ùn lại ở giữa, nhưng chỉ vài người đi được qua bên phải, và cũng chỉ như vậy lách sang đươc bên trái. Những người thoát được như cảm thấy vừa được lên đỉnh, thở phào và không thèm ngoái lại, người trở nên khoan khoái và vui vẻ lạ thường.
ấy là về tâm lý, còn về thành xe có khi đã sứt sát, hay bị 1 vạch ngang cánh cửa, đó là bởi khi giao thoa giữa âm và dương kiểu gì cũng có tổn thất, vì vậy mà số lượng của âm giảm đi, số lượng của dương cũng không còn như trước. Và sau mỗi lần chiến đấu đấu giữa nam và nữ trên giường thì trong người con gái xuất hiện đứa trẻ con. Còn chiến đấu ở giữa ngã tư thì người con gái rồi sẽ vung chân tay như đàn ông, còn anh bạn thì chửi nhau như mấy mẹ tôm cá ngoài chợ, ấy cũng là sự mất mát ít nhiều hoocmôn của mình.
Đó, xin cung cấp 1 ít diễn giải như vậy để mong mọi người lấy cái tự nhiên mà đổ cho sinh hoạt đời thường, đổ lỗi cho ông Trời mà đừng chửi mắng nhau. Sống trên đời, sống để yêu nhau.
Có như vậy thì mới nhanh siêu thoát.

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

THẾ NÀO LÀ VẺ ĐẸP MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ

Quan niệm xưa có câu "Tam tòng, tứ đức" cổ lỗ tôn vinh phụ nữ, xin lỗi chứ vứt xọt rác được rồi. Giờ đây, gái 5 phu, 7 bịch cũng  bình thường, đừng chồng chéo nhau lằng nhằng  được.
Về hình dáng, có người nói “nhất dáng, nhì da, thứ ba mái tóc”, cũng phải. Bởi người phụ nữ nhiệt đới chịu nắng gió, sương muối nên da bị ảnh hưởng, dáng lại chả cao... chứ tây, họ trắng sẵn, cao sẵn, tóc vàng thì chả thèm, thậm chí tắm nắng cho đen bớt.
Còn cái bọn lâu nhâu, mới ra ràng thì chỉ hau háu Chân dài, ngực to. Kiểu Trường túc bất đa lao với Phong nhũ phì đồn. Kể cũng đúng 1 phần , nhưng để ngắm thôi, chứ như búp bê ấy mà, trẻ chơi xong 1 lúc  chán, quăng quật như rẻ rách.
Mỗi người phụ nữ đều có nét đẹp riêng, mỗi người đàn ông cũng có gu riêng, kiểu như tôi thì không cần ngực quá to kiểu Mỹ mà khum khum đủ dùng, nhiều sữa  được; không cần mắt thô lố kiểu Nhật chỉ cần lá dăm, sắc sảo hay hiền hậu, cận cũng đẹp khi tinh anh, nói chung  có hồn; khuôn mặt không cần V line mà thích trái xoan đôn hậu, thậm chí góc cạnh cá tính, trang điểm nhẹ cũng đẹp, mà để mộc cũng xinh. Tóc dài đẹp, xoăn sexy, ngắn cá tính. Thậm chí eo thon bánh mỳ, chân thon dã tượng nhưng dáng đi quý phái cũng yêu... Đấy. Dứt khoát với người phụ nữ nào ta cũng tìm ra được nét đẹp của họ.
Nên anh nào cầm máy mà không chịnh được 1 góc đẹp nào đó của chị em thì chỉ  Thợ Chụp.
Các cụ lại có câu Người đẹp vì lụa, cũng đúng Vì quần áo đúng cách vừa tôn dáng, vừa thể hiện sự sang trọng quý phái. Nhưng bộ trang phục đẹpnhất  Bộ quần áo mà người đàn ông chỉ muốn lột trần khỏi người con gái, càng nhanh càng tốt. Giữa 2 cô sinh đôi, xinh như nhau, 1 cô mặc cựcđẹp, 1 cô không mặc gì. Ngoài đường thì chọn cô mặc quần, chứ về phòng ngủ, họa có điên mới chọn cô mặc cả áo.
Đàn bà đẹp vừa phải biết làm duyên, làm dáng, biết giấu, biết khoe. Áo dài  1 ví dụ. Độ hở cổ trắng, chỗ eo, bóng chân... sexy vừa đủ gợi cảm hởn hẳn loại lõa lồ. Thế mới  Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Đàn bà đẹp không đơn giản chỉ để đàn ông nhìn bằng mắt, mà phải cho hắn cảm nhận bằng cảm xúc con tim, sự thông minh, qua dạ dày, bằng nhục dục, bằng cảm giác trên từng ngón tay.
Còn phụ nữ đã đẹp rồi, thì lúc nào đẹp nhất? Xin thưa cứ lúc nào họ Hạnh phúc  họ đẹp. Có người nói, đàn bà, đẹp nhất ba lần: lần đầu  lúc mới yêu, lần hai  ngày cưới và lần ba  lúc làm mẹ. Sai. Yêu nhiều, cưới lắm, đẻ dày thì kiệt sức vì xinh à. Mà tất cả những lúc nhẩy họ cũng đẹp, bơi cũng đẹp, chạy bên bờ sông cũng đẹp, mà thậm chí đang nấu cơm ta cũng muốn make love với nàng.
Đồng ý rằng đẹp ngoại hình  một lợi thế của phụ nữ. Nhí nhảnh, nũng nịu  cô gái đáng yêu, nhưng không dỗi mới  đàn bà đẹp.

HOA BẰNG LĂNG

"Ngày xưa, tôi thầm yêu 1 nàng thiếu nữ
Tóc em dài như gió mùa thu..."
Thôi, chuyện buồn chả nhắc lại nữa. Số tôi đen, yêu ai cũng không thành, chả mấy chốc lại xa nhau, vì kiểu gì vợ cũng phát hiện.
Nhưng đã yêu thì không thể quên, nó cứ hằn sâu như vết rạch trên mặt, tình yêu nó cứ tự nhiên thủy chung như vậy, như màu tím bằng lăng, như khắc vào tim, muốn trốn chạy quên đi mà nỗi nhớ cứ ám ảnh tựa ngày giỗ tổ.
Hôm ấy, tôi thấy nàng, trong cơn mơ tôi vẫn ám hiệu nàng là Banglangtim, cho bí mật, vừa ý nghĩa. Không phải là gặp mà chỉ là nhìn thấy nhau, vào 1 trưa tháng 5, nắng ngập tràn, bằng lăng tím rợp cả đoạn đường dọc hồ Tây. Dưới gốc, những cánh hoa rơi nhạt màu, quăn queo héo úa, cuộn tròn bên mép rãnh, gió bạt nổi lềnh phềnh trên mặt hồ. Nàng đứng bên vỉa hè, ngắm hoa bằng lăng mê mải, ánh mắt nai tơ dưới hàng mi cong, mảnh mà đậm, đuôi mắt dài, đẹp pha buồn, hiền và long lanh. Khuôn mặt trái xoan lẫn dái tái dầy, đầy đặn của nàng ửng hồng dưới nắng, vài lọn tóc dài bay đùa theo gió.
Đột nhiên nàng nhìn tôi, ánh mắt như hút hồn. Tôi mê man, mộng mị, chìm đắm ngắm nàng, kết nàng nổ đĩa, yêu nàng quá mất rồi thì nghe tiếng thầm thì, thoảng trong gió, giọng đặc biệt dễ thương "Mất xe rồi kìa".
Vâng, bao năm đã trôi qua, vẫn như ngày hè ấy, ánh tím bằng lăng vẫn day dứt trong tim, hoang hoải tâm hồn.
Với tôi, màu tím bằng lăng là mất mát.
"Anh yêu em một tình yêu duy nhất
Tỷ lệ thuận với khoảng cách hai ta
Đến một ngày ta mãi mãi cách xa
Anh sẽ thắp hương đều cho em mỗi tối.

LƯU BÚT TUỔI XANH

Vào hè, những chùm hoa phượng rực cháy, tiếng ve kêu râm ran, anh rời truong nhập ngũ, chia tay trại để đi tới những miền xa.
Những cái ôm nóng bỏng, những nụ hôn vội vã, ngày xuất quân đong đầy cảm xúc, thầy cô lo lắng, bạn bè bịn rịn chia tay, không nói nên lời, chỉ vỗ vô lưng nhau thật cảm động. Những cánh tay đu lên, siết thật chặt thung trước khi chuyển bánh, những khuôn mặt ửng hồng, rìn rịn mồ hôi cố nhòm qua cửa xe đầy lưu luyến.
Mai đây, không còn được nhìn thấy những khuôn mặt người chăm bẵm hàng ngày, lo cho ta từng giấc ăn, giấc ngủ, lo tắm táp lẫn những lúc đùa chơi.
Nhớ lại thời nằm trên nền nhà truong mới đẹp đẽ làm sao, chỉ lo hoc ăn i, để hôm nay đây đổi đời, tiếp tục bước đi trên con đường mình k chọn.
Nằm xoài trên thùng xe, nắng cháy, anh thoảng nghe trong gió tiếng chúc thầm: "May có CP. Không thì ăn đẫy lon oi."

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

ВОЙНА И МИР

Hôm qua tôi lại nhìn thấy 3 tập Tiểu thuyết “Chiến Tranh Và Hòa Bình” hay tiếng Nga là “Война и мир”, tiếng Anh là “War and Peace”, 1 tập truyện tuyệt vời mà tôi mới được đọc 1 phần vì ngày xưa không có điều kiện, nhưng film thì đã từng xem, nên chắc đủ hiểu.Câu chuyện bắt đầu từ bữa tiệc giới quý tộc tại Saint Peterburg, trong truyện được Lev Tolstoy đặc tả khoảng 50 trang còn trên film đặc trưng là màn uống xong ném vỡ ly như bọn Tổ bú.Tiểu thuyết là cuộc sống và xã hội Nga đầu thế kỉ 19 thông qua nhân vật Pi ốt, con 1 lão bá tước, về những gian nan, khổ ải để đến được với tình yêu Natasha của chàng, về cuộc chiến vệ quốc mà Nguyên soái Kutuzov mắt toét như ngủ gật tại mỗi cuộc họp nhưng luôn đưa ra kết luận chuẩn xác cuối cùng, về Napoleon, từ trận thua Người Nga và khí hậu khắc nghiệt nước Nga mà dần thất thế.Dĩ nhiên không thể tóm tắt Tiểu thuyết qua mấy dòng, Wikipedia cũng vậy, với Lev (Lion) Tolstoy, “con sư tử thật sự của văn học”, thì truyện ngắn của ông cũng dài cỡ tiểu thuyết Bước qua lời nguyền chứ đừng nói tiểu thuyết. Ông là Một trong những Nhà văn vĩ đại nhất nhân loại mà lại từ chối nhận giải thưởng Nobel.Trong khuôn khổ Bài viết chỉ có ý trưng ra tình yêu văn học Nga, văn hóa Nga và với cá nhân những nhân vật kiệt xuất của nước Nga, phải qua những câu truyện thì ta mới thấy Sevastopol, Krym ý nghĩa như thế nào đối với người Nga, còn chuyện Putin cướp lại không bàn tới.Nhưng những thanh niên lười hoàn toàn có thể tiếp cận kiệt tác thông qua những bộ film. Ngay sau khi viết, truyện đã được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh, thế kỷ 19, quan hệ giữa Paris và Saint Petecburg như 2 nước đồng minh, hay bây giờ là cái loại Kết ngãi, kết nghĩa. Vì vậy mà tên nhân vật cũng bị Pháp hóa. Tiếng Nga là Пётр (Pi ốt tờ rờ), thì truyện ghi Pierre, tên nàng là Natasha lại ghi là Natalie. Hầu như tên nhân vật của Lev đều bị vậy như Anna Katerina thành Ann Katerine chẳng hạn. Lại tiếp, có 2 xuất phẩm Chiến tranh và hòa bình, 1 do Mỹ quay có sự tham gia của cô đào Hepburn mắt to sáng, người cùng thời đỉnh cao của những Diễn viên nữ như Vivien Leigh hay Liz Taylor, đóng chung với Henry Fonda (bố của Jane), những diễn viên nổi tiếng và kỹ xảo, kỹ thuật của Holywood khiến bộ film được đề cử 3 giải Óscar năm 1956.Nhưng ở VN chắc nhiều người lại biết tới xuất phẩm của Nga qua tay của đạo diễn Công huân gốc Ukraina Sergei Boundachur, người được coi như phù thủy trong lĩnh vực điện ảnh tại Soviet, người mới đủ tầm để chuyển thể các tiểu thuyết của Tolstoy và Sholokhov lên film. 1 tác phẩm tốn kém thời đó, diễn viên không quá đẹp, nhưng những trường đoạn tại cung điện Mùa Đông, thành Maxcova rực cháy.... khiến cả Holywood cũng phải trao giải Oscar năm 1969 cho film nước ngoài xuất sắc nhất thì đủ biết thế giới đánh giá ntn.Nhân hết ngày Thống nhất đất nước, hy vọng các bạn, ai cũng đọc, xem “Chiến Tranh” 1 lần trong đời để thấy yêu hơn “Hòa Bình” ngày hôm nay.