Nhãn

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

NÉM CHUỘT SỢ VỠ BÌNH

Càng ngày film Tom và Jerry càng lấn át film Hãy đợi đấy. Thế nên trong tâm trí trẻ con tới thanh niên Việt, hình ảnh chú chuột nào cũng đáng yêu như chuột Mickey vậy. Đến cả người lớn của chả bao giờ muốn làm đau chúng.
Chuột tuy mang tiếng là Loài gắm nhấm nhưng mấy ai biết Chuột còn là Động vật có vú bậc cao, đại não phát triển, có sức khỏe sinh sản cũng rất khá nên trừ phi bị những Thiên địch xâm hại, không thì quan hệ tình dục vô bờ, đẻ đái, con cháu đầy đàn… như CON NGƯỜI vậy.
Chuột rất “khôn”, nhiều khi có thể hiểu cả tiếng người, đã thế chuột có thể sống bất kỳ đâu, dù khô cằn hay khắc nghiệt. Dưới cống dưới ao, trên cao như mái nhà hay ngoài xa như đồng... chuột đều sống ổn.
Vậy nên ở đâu đó có người nói Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột” chứ ở mình, anh cả trong nhà vẫn hay nhắc: “chuột sống hay chuột chết không quan trọng, nhưng ném không được để vỡ bình”.
Gần đây anh ấy còn bảo:“Phải bình tĩnh, tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định”.
Chẳng hóa ra anh ví chuột là người còn băng đảng là bình hoa, liệu có Khiên cưỡng hay Hỗn quá không.
Bao thế hệ đã từng học câu “Ném chuột sợ vỡ bình”, ấy là sự kém cỏi, nể nang, rụt rè, nhút nhát. Hay sự ngu dốt trong nhận định, phân tích vấn đề.
Giữa 1 thực thể sống, sinh sôi và phát triển nhanh chóng, như bệnh dịch hạch tràn lan với 1 đồ vật vô tri, vô giác, làm cảnh. Anh chọn cái nào?
Hơn nửa thế kỷ qua, từ ngày chuột tràn về thủ đô, chuột như được sa vào chĩnh gạo, tha hồ ăn, gặm, nhấm. Đàn thì cứ sinh sôi mà mèo chỉ lởn vởn ở ngoài, có làm gì được nhau.
Bao thế hệ, chuột đã hoành hành, tự tung tư tác, lay lan bệnh tật để biến người cũng sắp thoái hóa thành chuột. Lương thực cho dân thì cạn kiệt, sức dân thì mệt mỏi mà lòng người thì bất tín lắm rồi.
  • Nhà mà hết thóc, liệu cậu cả có ôm bình hoa để sống qua ngày hay chỉ dăm bữa nửa tháng phải bán đi lấy tiền trích hút.
  • Nhưng, gạo mà còn thì nhà còn mua được chục cái bình hoa, đẹp quý gấp vạn.
Mà cái bình đau đáng gọi là bình quý. Vì ở xứ ta nó nghèo nàn nên quý, chứ so với bình ngọc, gốm vàng thì bình này khác gì chĩnh mẻ. 
Cái tâm lý ăn sẵn, lười nghĩ khiến đồ đất nung chỉ như tiểu sành, với ang nước tiểu, khá hơn có lu nước mưa, nước mắm, có vại muối dưa khú, cà thâm với tương bần, mắm cáy. 
Nổi danh như gốm Chu Đậu cũng thất truyền mà phục dựng thì như đồ hàng Mã. Loại làng nhàng thì chỉ đáng đập vỡ để cắm đầu tường.
Vậy mà một đời người, loài chuột được dung túng, để giữ cái bình tích Đực Cái, biểu tượng của cả dân tộc Dâm dê, động đực, cả xã hội chỉ Chim Chuột là tài.

Thế nên tôi lại ngứa mồm mà gợi ý cho cu cả hay ngứa ghẻ hờn ghen mấy kế mọn sau đây:

Hạ sách:

  • Dùng bẫy, dung bả mà bắt. Vạch cỏ tìm hang mà hun.
  • Bằng cách này, có thể bắt được vài ba con nhưng rồi chúng báo cho nhau, chuyển cách đục khoét khác mà không còn hiệu quả. Đàn chuột vẫn sinh sôi.

Trung sách:

  • Đóng chặt cửa nhà, đậy nắp nồi niêu để chuột không vào.
  • Nhưng ai chả có lúc sơ xảy, càng lơ là chủ quan chuột nó lại càng đục khoét.

Thượng sách:

  • Là cách cắt hoàn toàn nguồn lương thực, không trình, không cơm, từ vườn tược tới bếp núc đều sạch trơn, không cơm rơi, thịt vãi. Ấy là đập bỏ những chĩnh, những lọ thừa, xấu xí đi, những thứ vô dụng, khoe mẽ, cho chuột hết chỗ ẩn nấp, hết đường đi lối lại, mà có vào cũng chẳng có gì ăn.
  • Nhà lại còn nuôi mèo nữa thì sao chuột dám vào.
Những cách đơn giản vậy thôi thì nhà còn gì chuột, anh cả rõ lú mà toàn lý thuyết suông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét