Nhãn

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

THANG MÁY

Thang máy hiện đại là loại thang máy dùng dây cáp, di chuyển lên xuống bằng cách sử dụng dây cáp thép, ròng rọc và đối trọng, có chỉnh tốc độ cảm ứng. 
Tùy theo Catalogue của hãng nào, nhưng khi khách chờ không cho phép đợi lâu quá 25s. Tốc độ cho thang CCCC dưới 33 tầng và Hotel là không quá 2,5m/s để đảm bảo sức khỏe không choáng, hay tăng xông cho người già, trẻ em, người có thai.
Trên mỗi cabin có từ 4 - 8 dây cáp treo để vận hành. Những dây cáp được gắn vào cabin thang máy và đấu vòng xung quanh một ròng rọc. Khi ròng rọc quay thì dây cáp cũng di chuyển theo.

CẤU TẠO CỦA THANG MÁY

(1) Hệ thống điều khiển, (2) mô-tơ điện, (3) ròng rọc, (4) đối trọng, (5) đường ray dẫn.
Các ròng rọc được kết nối với một động cơ điện. Khi động cơ quay làm quay ròng rọc, ròng rọc sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng thiết đặt sẵn, khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì ròng rọc quay theo chiều ngược lại và làm cho cabin thang máy di chuyển theo chiều ngược lại chiều định sẵn. 
Cả cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống đường ray dẫn trượt theo hai bên của giếng thang máy. Đường ray giữ cabin và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại và nó cũng được sử dụng với mục đích an toàn để dừng cabin trong trường hợp khẩn cấp.
Thang máy còn có hệ thống phanh khẩn cấp, nếu cabin rơi xuống với tốc độ cao thì sẽ bị phanh lại. Mỗi chiếc dây cáp đủ khỏe để có thể giữ được cabin do đó, việc đứt một dây cáp hay việc thang máy rơi tự do do đứt dây cáp là khó có thể xảy ra.
Các thang được  thiết kế treo bằng cáp có sức chịu tải gấp nhiều lần tải trọng. Giả sử có  đứt toàn bộ cáp thì vẫn còn hệ thống phanh cá bám vào ray. Ngoài ra, còn hệ thống đối trọng, sấp xỉ cabin, do đó trừ phi gãy trục treo, còn không nếu tuột phanh nó cũng chỉ trôi từ từ chứ không rơi tự do như phim.

ỨNG XỬ TRONG THANG MÁY

  1. Hãy xếp hàng khi cùng lúc chờ thang máy với mọi người, khoảng cách lý tưởng là cách người phía trước một cánh tay;
  2. Khi chờ thang máy, hãy đứng về phía 2 bên cửa. Lúc thang máy dừng, chờ người ở trong ra trước rồi mới vào. Tránh vì sợ cửa đóng mà xô vào khi thang máy vừa dừng làm người ở trong không thể nào ra được;
  3. Nhường cho phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật vào thang máy trước rồi vào sau;
  4. Khi thang máy báo quá tải, nếu bạn ở gần cửa thang máy nên tự động bước ra ngoài để thang máy hoạt động bình thường;
  5. Sau khi vào thang máy và chọn tầng, nếu còn chỗ trống hãy đứng nép qua 2 bên hoặc di chuyển vào phía trong để người đi sau có thể bước vào, tránh đứng chặn ngay cửa thang máy ngay cả khi cần ra trước;
  6. Vì không gian trong thang máy rất nhỏ hẹp nên nói chuyện nhẹ nhàng, vừa phải, tránh cười đùa ầm ĩ, xô đẩy, nói chuyện điện thoại lớn tiếng làm ảnh hưởng đến người xung quanh;
  7. Hãy đứng quay mặt ra cửa, tránh đứng đối diện với đám đông;
  8. Khi thang máy dừng ở tầng chưa phải là nơi bạn cần đến và vô tình bạn lại đứng ở vị trí ra vào, hãy chủ động bước ra ngoài để nhường đường cho người bên trong cần ra. Cũng có thể đứng nép qua 1 bên, tay chặn ở mép cửa để ngăn cửa đóng lại;
  9. Nếu đứng ở vị trí bảng điều khiển, hãy bấm giữ nút đóng/mở khi có người vào/ra. Đặc biệt, nếu đến tầng trên cùng hoặc dưới cùng, nên giữ cửa và nhường cho người khác ra ngoài trước nếu không có ai làm việc này;
  10. Hãy luôn nở nụ cười thân thiện và gửi lời cảm ơn khi đi thang máy và khi ai đó giữ cửa thang máy cho bạn.

HÀNH ĐỘNG KHI GẶP SỰ CỐ

Bình tĩnh

  • Trong thời gian chờ đợi, hãy cố giữ bình tĩnh vì BÌNH TĨNH MỚI đủ sang suốt.
  • Giữ bình tĩnh để có thể sống sót. Trường hợp thường gặp nhất là chúng ta phải đợi cho tới khi thang máy bắt đầu hoạt động trở lại.
  • Hãy nhớ rằng có rất ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta có thể thoát khỏi một cái thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước. Nếu như bạn quá sợ hãi, hãy cố gắng loại khỏi đầu những sự suy diễn và lo lắng không đáng có.
  • Sau khi có sự trợ giúp, đã giải quyết xong sự cố, cũng cần bình tĩnh để mọi người cùng rời khỏi thang máy một cách trật tự, an toàn.
  • Thông thường đang ở trong thang máy mà bị ngừng đột ngột, mọi người sẽ hoảng loạn, khóc lóc và tìm mọi cách "tháo tung" cabin để thoát ra ngoài. Phản ứng này trên thực tế không có ích gì mà chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, không tìm mọi cách phá thang máy để trèo lên trên hay dùng tay để mở vì dường như không thể.
  • Nếu không được thì đừng quá sợ hãi. Nhiều người bị ám ảnh bởi những bộ phim hành động nên lo ngại khi thang máy gặp sự cố sẽ bị ngộp vì không đủ oxy. Thực tế hiếm khi xảy ra tình trạng này.

Thử ngay nút mở cửa

  • Khi thang máy đột ngột dừng lại, chúng ta không nhất thiết phải bấm loạn xạ các nút đến các tầng khác để xem nó có di chuyển tiếp hay không. Thay vào đó, hãy thử bấm nút mở cửa.
  • Nếu thang máy vẫn không có phản ứng thì hãy kêu cứu ngay lúc đó hoặc ấn chuông gọi là ấn nút cứu hộ và làm theo hướng dẫn trên bảng điều khiển.
  • Tuy nhiên, nếu có thể nhấn vào tất cả các nút trong bảng button cabin, bộ cung cấp điện khẩn cấp được kính động thì sang máy sẽ “không rơi” thêm nữa.

Sử dụng thiết bị cứu hộ trong thang máy


  • Thang cho CCCC và Hotel bắt buộc phải chọn thêm Opption bộ UPS (pin dự phòng ) đủ công suất cho thang lên xuống tự do khi bị mất điện lưới, khi đó máy phát chưa nổ kịp.
  • Thang máy tải khách nếu có bộ cứu hộ tự động Automatic Rescue Device (gọi tắt là ARD) sẽ có tác dụng giúp đưa thang về vị trí gần nhất để cho người bị kẹt trong thang có thể thoát ra ngoài thông qua hệ thống tích điện.
  • Tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì hệ thống ARD bị hỏng hóc hoặc không hoạt động thì người bị kẹt có thể nhờ sự chợ giúp bên ngoài.

Sử dụng điện thoại khẩn cấp bên trong thang máy

  • Bấm chuông báo động khẩn cấp hoặc nút trợ giúp (thường là nút nổi bật nhất trong cabin) là điều cần làm.
  • Điện thoại có thể giúp bạn liên lạc với những kỹ thuật viên bảo trì thang máy và họ sẽ đến để giúp bạn.
  • Nếu điện thoại khẩn cấp của thang máy không hoạt động vì một lý do gì đó, hãy sử dụng điện thoại di động của bạn hay của một ai đó để gọi đến các số điện thoại khẩn cấp.
  • Hãy tìm số điện thoại hotline (Người cầm số hotline là chuyên gia có kỹ thuật nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của họ) trên bảng hướng dẫn sử dụng trong thang máy và gọi điện để báo tình hình và chờ đợi người giúp đỡ.
  • Nếu không có tác dụng, hãy gây sự chú ý cho những người bên ngoài bằng cách đập, gõ vào cửa thang máy và la to rằng bạn đang bị nhốt bên trong, nếu là thang ngoài trời thì hãy vẫy vải màu, làm ám hiệu để báo cho người ở ngoài biết.

Thư giãn để quên đi nỗi sợ hãi

  • Nếu đã thử tất cả các cách trên để kêu cứu với những người ở bên ngoài kể cả những kỹ thuật viên và các số điện thoại khẩn cấp mà không có hiệu quả, bạn có thể sẽ bị nhốt trong thang máy một lúc để được cứu. Hầu như ai cũng sẽ lo lắng, đặc biệt là khi ở trong thang máy một mình.
  • Bạn có thể vượt qua khoảng thời gian tồi tệ đó bằng cách thứ giãn, im lặng, viết, đọc cái gì đó, hát, chơi game trên điện thoại di động hoặc làm bất cứ thứ gì để giữ bình tĩnh chờ đợi cứu viện đến.
Tư thế bảo vệ cơ thể
  • Bạn hãy bám chặt vào tay cầm của thang máy, vì khi đó tay cầm sẽ giữ cho bạn một vị trí cố định không bị ngã, va đập hay đầp đầu vào thành cabin thang máy khi chao đảo hay mất cân bằng.
  • Bạn cần dựa chắc lưng và đầu vào tường thang máy, tạo thành một đường thẳng đứng để bảo vệ, tránh ảnh hưởng đến cột sống, vì nếu thang máy vượt tốc khu tiếp xuống hố pit thì rất dễ ảnh hưởng tới lưng và cột sống của bạn.
  • Bạn hãy cong đầu gối lại mức nhiều nhất có thể để tạo thế uyển chuyển, như lò xo giảm thiểu sự chấn động mạnh có thể làm gãy xương chân trong trọng khi có sự cố ca chạm mạnh.
  • Hoặc nằm thẳng trên sàn tại vị trí, gần trung tâm thang máy để giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu thương tích. Gối đầu lên một tay, một tay che mặt để giảm bớt bị thương vào đầu và giảm thiểu vật dụng phía trên rơi xuống làm mặt bị thương.

Không nên


  • Đừng vội vàng, hoảng sợ dùng tay cạy cửa thang máy bởi cách này không có tác dụng mà còn làm bạn bị đau và mất sức.
  • Nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao nên bạn tuyệt đối không được leo ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin (trên nóc cabin có nhiều thiết bị điện và bạn có thể bị điện giật). Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp kẹt thang máy, ở trong cabin là an toàn nhất.
  • Trường hợp thang máy rơi "không phanh", một số người nghĩ rằng tư thế khuỵu gối hay nhảy lên, nhảy liên tục trên sàn thang máy sẽ an toàn hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Về lý thuyết, để an toàn, bạn phải nhảy lên cùng lúc và cùng tốc độ với thang máy trôi (khoảng 160 km/h), đó là điều không tưởng. Con người chỉ có thể nhảy 3 - 4km/h mà thôi. Do đó, nếu bạn nhảy lên, nguy cơ chấn thương còn cao hơn và còn làm gia tăng mức độ nguy hiểm mà thôi.

(SƯU TẦM & TỔNG HỢP)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét