Một tòa nhà mới
khánh thành, hiện đại và hòa nhoáng, vậy mà vì thang máy bị trượt ba chục tầng
mà lượng khách bỗng giảm hẳn.
Một tòa nhà văn
phòng, có khách sạn dát vàng mà chỉ vì thang máy ít, đầu với cuối giờ, người
chen đông đúc, thế nên các văn phòng cũng thường vắng khách.
Phía ngoài kia,
đường đi lỗi lại, giao thông hàng ngang thôi chả nói, nhưng thực sự tại các tòa
nhà, càng cao tầng, thì Thang máy nghẽn là mọi thứ đều nghẽn. Nó có thể tạo nên
ức chế và sợ hãi, mỗi sự cố lây có thể lan nhanh hơn cả vius máy tính.
Người ta đánh giá
chất lượng của Thang máy cho chất lượng tòa nhà, đánh giá văn hóa trong thang
cho dân cư khu vực đó, và không thèm “xếp hạng” những tòa nhà chung cư không
thang máy, vì mặc định Thấp Cấp, quên nhà riêng thì gọi là Thấp Tầng.
Ta cũng chả nên
đánh giá là rủi hay may hơn nếu cùng chung thang với bạn bè, người thân bởi
thời gian chỉ diễn ra ít phút, trừ phi thang bị kẹt và chúng ta bị nhốt cùng
nhau như những người cộng sản, không đồ ăn, thức uống, không bàn không ghế,
nóng hầm hập, thậm chí thiếu ánh sang, lúc im lặng đến ghê người, khi trượt qua
phanh ken két mà dựng tóc gáy, lúc lại lao như trâu mà sởn da gà. Lúc đó, khó
có ai để ý tới giới tính, tuổi đời hay nhan sắc người cùng thang và chỉ mong
SỐNG SÓT.
Còn lúc bình
thường, vào thang máy nhiều lần trong ngày, ta như bị ép ăn cưới cùng mâm với
những người xa lạ, mâm 10, mâm 12, có sự lẫn lộn, hỗn tạp giữa tầng lớp và lề
thói cũng như thiếu những điểm chung để có thể mở miệng nói một câu.
Nhưng mà làm cái
gì chả cần văn hóa: “văn hóa doanh nghiệp, văn hòa cộng đồng, văn hóa nơi công
cộng”. Nhưng với không gian chỉ có vài mét vuông, không người ở, lúc đông thì
chục người, khi không thì vắng lặng, chắc chả ai đòi hỏi “Văn hóa trong tháng
máy” làm gì.
Có người nói tới
những “nguyên tắc”, “chuẩn mực” đòi hỏi mọi người “ứng xử” phù hợp khi sử dụng
thang máy, nhưng đúng là như thế nào? còn thế nào bị coi là “vô văn hóa”,
“thiếu văn hóa” hay “kém văn hóa” hoặc “trình độ lùn” nhỉ?
Nhờ khi bé tôi
lên cơ quan bố, tòa nhà cao 7 tầng trên đường Nam Bộ, cao gần nhất Hà Nội, thấp
hơn mỗi Khách sạn đằng Giảng Võ. Lần đầu tôi vào thang máy mà lung túng, vụng
về, ngượng ngùng khi cô chú cùng thang hỏi cháu đi đâu? Lên tầng mấy? Gặp ai?
Và họ bấm cho tôi. Rồi tôi cũng e thẹn mà lúng búng lời cảm ơn trong miệng. Lúc
đó mình tự thấy xấu hổ vì sự kém cỏi của mình.
Sau bao năm, vẫn
có những loại thang máy mà tôi chưa từng gặp, chưa từng đi, vẫn loay hoay hoặc
ngâm cứu 1 lúc xem bấm cái gì? ở đâu? Vào cửa cabin nào?
PCCC thì còn có
Tập huấn, chứ thang máy chả ai hướng dẫn hay huấn luyện cả. Thế thì làm sao mấy
cụ ở quê ra, mấy bé nhỏ miệng còn hơi sữa, mấy em sinh viên mới thoát ly, mấy
chị giúp việc hiểu được ngay cái gọi là “Thông lệ đi thang máy”.
Nhiều nơi người ta
dán áp phích hay gắn vào tường như Tiêu lệnh về những Quy định khi sử dụng
thang máy, nhưng nó làm sao hết được những ngóc ngách trớ trêu trong mấy bức
tường Cabin.
- Có những người đến sau nhưng cố chen lên trước, mặc kệ bà già, con trẻ. Có khi họ cũng chả công to việc lớn gì, nhưng vì túi đựng cá, nước chảy tong tỏng, chai nước mắm, nắp bị bật ra, hoặc nửa quả sầu riêng đang thơm phưng phức, muốn mang lên khoe bố mẹ, khoe chồng. Những mùi mắm tôm có thể khiến người đi sau nôn luôn lên lưng người đứng trước.
- Có người đứng tuổi, muốn lên thì ấn xuống, có người muốn xuống thì ấn nút lên. Hỏi sao thì Cụ bảo “tôi gọi thang lên” hay "để cho nhanh". Có người bấm tất cả các thang, cả nút lên lẫn xuống, đến lúc 2-3 cửa mở liền thì bối rối vô cùng. Những người này chắc sẽ phải bấm số thang ở bên ngoài, nó sẽ hiện ra cửa thang còn trống, và vào đó, không còn bảng điều khiển nào cả ngoài nút loa và cái điện thoại, cho hết táy máy, những người này chắc sẽ “Tức giận” vì bị “chặt chân, chặt tay” và bọn quản lý tòa nhà không coi họ là người.
- Có những thang vắng, nhưng người trong thang cũng vô tình hay hữu ý mà không biết có kẻ đang hớt hải ngoài sảnh, cũng chẳng giữ nút mở, hay dùng chân chặn thang sợ nát cả giầy. Cũng chả ai đòi hỏi, vì anh chị đâu phải người Bấm thang như cách đây cả thế kỷ, cũng chả ai yêu cầu phải cảm ơn, dù có nói, người giữ hộ thang lại làm ra vẻ “Không có gì”. Có anh đứng úp mặt vào cửa, kệ phía sau thênh thang, vắng lạnh, giữa chừng, thang dừng đón người khác lách vào, vướng chân mà tý ngã.
- Có chị hình như muộn, thấy cửa thang sắp đóng, vừa chạy vừa hua tay: “cứu với”, nhưng người trong thang nhấn nhầm hay không nhấn nút mở, hoặc hỏng sensor mà mọi người chỉ kịp nhìn khuôn mặt đẹp của chị khuất dần, như chìm xuống đầm lầy. Có loại thang lại mở khá lâu cho mọi người ra, những chị phía trong phát phiền vì một anh “lười biếng” không chịu nhấn đóng cửa, dù chẳng có ai ra. Có người bấm nhầm nhưng không biết hủy lệnh, nên tầng nào cũng ngó đầu ra. Xin đừng trách người ta, những người đứng gần cửa đôi khi vì muốn hít thở nhiều "Không khí trong lành", hơn là mùi nước hoa nồng nặc bên trong, vậy thôi.
- Từ phía ngoài, người ta chen lấn xô đẩy, lấp kín cửa như anh hùng Phan Đình Giót, quay từ phải sang trái, từ xa về gần, không chừa một tý không khí hay ánh sáng. Những ngày này có khi nghĩ chỉ có mình vào chứ không có ai ra, họ ùa vào thang khi cửa hé mở, đẩy bật người muốn ra, ép sát vào vách kính phía sau. Người nào cố vùng vẫy thoát ra có khi ăn cùi chỏ, hay thậm chí bị cô nàng kia bóp ngực với sờ mông, có người ra tới nơi thì 1 chiếc dép tổ ong đành nằm lại trong thang. Thôi thì quay lại, nếu đầy kín có lẽ phải đợi chuyến sau.
- Trường hợp đó, thang quá tải hay phía ngoài còn cụ già, bà chửa, tôi cũng hiếm thấy Nam thanh nữ tú nào bước ra nhường chỗ, ánh mắt họ cụp xuống như Phật tổ, quên hết sự đời. Cũng có khi họ cứ quay lại nhìn chằm chằm vào mặt tôi, hoặc vào ngực chị mặc áo cổ tim đứng cạnh, hơi thở hôi thối, chưa đánh răng từ đầu tuần, phả như sương xuống cô bé nho nhỏ, có mái tóc phi dê.
- Có người muốn chuyển đồ lên nhà mà không biết chặn cửa thang, cũng không ai giúp, nên lúc thì bị kẹp đầu, khi kẹp tay, cuối thì chân sừng vù mắt cá. Nhưng ngược lại, có nhà con đã vào thang, tiếng kêu giữ cửa đã kêu mấy lần mà bà mẹ vẫn đang “thong thả” bước tới phía trước. Có người vì mải nhắn tin hay lướt face mà ra nhầm tầng, vào nhầm thang, ấy là chuyện thường.
- Bên trong thang, đôi khi bạn sẽ gặp những cậu viêm cánh nhưng cứ chống tay lên trên, có những cô quần chip lâu không thay lại đứng ngay trước cửa. Có vài giây thôi mà có kẻ đã muốn bỏ ngang. Có những người lười thể dục, có 1-2 tầng là xuống hầm nhưng họ cứ phải đi thang, kể cả giờ cao điểm. Có người tập nhịn thở như một bài tập Yoga.
- Có cô cậu lại cười đùa ầm ĩ tán tỉnh với nhau, nói chuyện qua điện thoại với bạn gái cứ oang oang, họ giả như thiên hạ bị điếc không thì chính là họ. Những câu chuyện nào duyên gì cho cam mà cứ choang chỏang. Bù lại có những kẻ cực kỳ tò mò, xa lạ, cứ soi vào điện thoại đang đọc message, câu chuyện thầm kính và đóng góp một đôi câu rất đỗi vô duyên, chẳng biết trả lời như thế nào. Họ cứ nói mà có khi trượt qua tầng họ mà không biết, lúc đó ánh mắt họ như trách móc người đứng gần bảng điều khiển. Chả bù cho lũ trẻ con, đôi lúc chúng bấm tất cả mọi tầng, bấm cả bút gọi khẩn cấp, dùng cùi chỏ, gót chân để bấm (đến phiền).
- Nhiều người vào thang nhưng không tiên liệu được quãng đường, mà lên ít tầng thì đứng trong, còn để người lên hết tòa nhà đứng ngoài, thế là cứ vài tầng lại diễn ra cảnh xô đầy, dẫm dép, có người bẹp giầy, gãy gót, điện thoại rơi, không thì túi xách cũng ngoắc vào tay vịn phía cuối, giật ra thì quật vào mặt người phía trên.
- Còn mấy em học sinh cấp 3 nhưng to như những người lớn, vai đeo ba lô, đậm mùi mồ hôi với nước mưa, tay xách cặp, đứng trong thang mà ba lô hết đập vào mặt cô đặng sau, lúc quay lại xin lỗi thì đánh lật mặt cụ đứng bên. Lần sau, sáng sớm, cụ cậu lại quên buộc dây giày, vào thang cậu cúi xuống mà mặt như đặt vào cửa lòng cô bé sinh viên. Có chị 2 tay xách 2 làn phăm phăn phi vào trước, rồi đặt phịch giữa khoang, mông chổng ra cửa làm người đứng ngoài cứ ngơ ngác nhìn nhau không dám vào thang.
- Nhiều tòa nhà, thang đã chật lại càng hạn chế người đứng vì không thể dựa vào đâu, có người vứt rác đã đành, chị giúp việc làm đổ đĩa bột, thằng cu con bóp mạnh hộp sữa ra sàn, nhơ nhớp. Có thang còn vết bánh xe đạp, xe máy phía đối diện cửa, phần chân vách lõm vì đầu mũi giầy patin, chỗ góc lại vàng khè, chắc chó nhà nào quen tè ở góc đó. Trên vách là vệt 5 ngón tay từ mồ hôi tới nước mũi. Đót thuốc lá dưới đất, được dụi nhẹ vào góc, mà có khi cũng bị tắt vì cắm vài túi quần sau một chị nào đó. Vệt đờm ai đó vừa khạc nhổ cũng cách chân đứng 5 phân.
- Có thang xịn lắp gương, cho sang, đẹp và người đi lại sửa lại quần áo cho lịch sự, chỉnh tề, nhưng cũng là nơi cho mấy em dậy thì, mấy anh hồi xuân, nặn trứng cá. Vệt máu mủ như biểu tượng của Vinaphone, bắn tóe ra hay cũng còn người khéo hơn thì chỉ như một chùm vector.
- Một số thang ngày nay lắp cả màn hình trong đó, để quảng cáo, có người xem mà quên về nhà, các bà thì cho cháu đứng trong cả buổi vừa dỗ dành ăn nốt đĩa bột. Có thang dán pano về chương trình tuần hành, hội thi bóng đá, tennis của khu, nhưng chỉ dăm hôm là pano bị bóc góc như chứng minh thư của tôi ngày trước, những vít, móc bị xoáy, bị vặn ra không thương tiếc, những chỗ viết được sẽ có đôi chữ nguệch ngoạc “Anh yêu em”, hoặc “F**c you” tiếng Anh rất đẹp.
- Thế nên không thể trách những người sống thanh cao, quay lưng lại tất cả mọi người, phần ngực như ôm lấy bảng điều khiển đầy vi trùng, vi khuẩn. Đến lúc mấy kẻ đằng sau vừa nhấn, vừa bấm mà mu bàn tay vẫn cảm nhận được hơi ấm bầu ngực chị luôn, chắc chị đang rất bực. Ngiười khác lại chổng mông vào bảng điều khiển nên nhấn cả nửa số nút.
