- Tư tưởng: Với 4 chữ vàng khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh” tiếp nối lời hiệu triệu của chúa Trịnh “Phù Lê diệt Mác” tuy lấy được danh nghĩa nhất thời. Nhưng việc suy tôn một chiều đình thối nát và bán nước cả một thời gian dài là sai lầm nghiêm trọng. Không có tôn miếu hay nhà thờ là thiếu Tư tưởng tôn giáo xuyên suốt, ít ra thì cũng Luận cương.
- Nguồn gốc: xuất thân là vô sản, thảo khấu, từ họ Hồ ở Nghệ An cũng chỉ 1 đời trong cây gia phả cho thấy nguồn gốc không cơ bản và rõ ràng. Hữu Chỉnh tuy cùng quê quán nhưng cũng có thể là giết người diệt khẩu.
- Thiên thời Địa lợi: tuy trời giúp Tây Sơn thì trời cũng cứu Nguyễn Anh bao lần. Địa thế là hải cảng nước sâu nằm sau dãy núi, cửa biển nhỏ như Phá Tam Giang, thậm chí như Gibralta, cửa biển Quy Nhơn hiểm trở nhưng chỉ dễ phòng thủ chứ không phải đất tiến công. Địa hình An Nhơn dốc và nhiều lũ. Khoảng cách từ đây ra Bắc vào Nam đều xa nên mất dần các vùng địa chính trị.
- Lãnh đạo: Nhà có 3 anh em thì 2 vua 1 hoàng đế, e tuy giỏi nhưng lấn quyền của a, đó chính là mầm mống của loạn. Nguyễn Huệ lại còn phế trưởng Quang Thùy lập thứ Quang Toản nhỏ tuổi rõ ràng không đủ cáng đáng việc nước.
- Bộ máy: sử dụng con ông cháu cha Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm (con rể Nguyễn Nhạc), rồi phế với nguyên nhân không rõ ràng, hay như Tể tướng lộng quyền Bùi Đắc Tuyên là chú của Bùi Thị Xuân, còn hoàng hậu Bùi Thị Nhạn cũng là đằng cô của vợ chồng danh tướng này.
- Nhân sự: Với công thần Nguyễn Hữu Chỉnh một tay phản bội Nhà Lê để lấy được Bắc Hà cho Tây Sơn mà cho quản lý phương Bắc, khi nghe xàm tấu thì một đêm chém đầu như qua cầu rút ván, thực tế là lập mưu giết Chỉnh. Thấy người giỏi không dám dùng, người xàm không dám bỏ, luôn sống trong nghi ngờ ém quân trong Quảng Bình sẵn sàng giết ngay Vũ Văn Nhậm ngay khi thấy biến. Quan văn cũng chỉ có Hữu Chỉnh, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, hết.
- Giai cấp: từ xuất thân là anh hùng thảo khấu cấu kết với các bộ tộc Tây Nguyên thì việc quản lý những ly dân trong Gia Định đã khó nói gì đến trấn áp sỹ phu Bắc Hà. Nguyễn Huệ ra Bắc nhanh thế nào thì Nguyễn Anh cũng lấy lại Thăng Long nhanh thế ấy chứng tỏ sĩ tử Bắc Hà cũng chả tha thiết gì nhà Tây Sơn. Từ vô sản đến khi có tư sản, những nông dân này biến chất nhanh gấp vạn lần những Tư sản bị phá sản.
- Quốc pháp Gia phong: Quang Trung lấy Lê Ngọc Hân ai cũng biết nhưng con trai Quang Toản lấy em cùng cha khác mẹ của Ngọc Hân là Lê Ngọc Bình, tuy không gọi là loạn luân như cha cướp vợ của con, nhưng vẫn trái luân thường đạo lý. Quang Trung cũng từng đánh vào Quy Nhơn khiến Nguyễn Nhạc phải lên thành khóc lóc mới tha, Quang Toản lấy cớ đánh Nguyễn Ánh mà cướp thành An Nhơn khiến bác ruột Nguyễn Nhạc hộc máu mà chết.
- Mỹ nhân: Khi Nguyễn Anh diệt được Phú Xuân, thấy Lê Ngọc Bình liền tuyển làm thê thiếp thay cho những vợ đã chết ngoài Phú Quốc và Côn Đảo, đủ quy cho Nguyễn Hữu Chỉnh dùng Mỹ nhân kế Ngọc Hân nhằm lung lạc anh hùng. Á sử cũng truyền Nguyễn Huệ cầu hôn con Càn Long và công chúa Java để tăng thanh thế mà bị Ngọc Hân ghen tức mà hạ độc.
- Quyết định: các quyết định chiến lược không có sự thống nhất giữa ae, cha con, một mình thủ tướng Nguyễn Huệ quyết tất. Luôn nghi ngờ như giết Chỉnh, Nhậm, đi sứ nhà Thanh cũng cử cháu giả vua đi thay (chiếc long bào được Càn Long tặng bị nghi ngờ tẩm thuốc mà hạ độc người mặc). Vậy thì bộ máy dưới như vô dụng mà khi Quang Trung chết, triều đình sẽ tự sụp.
- Hòa hợp dân tộc: ai đã ra Phú Quốc, Côn Đảo mới thấy Nguyễn Huệ truy đuổi Nguyễn Ánh gắt gao thế nào? Vậy đừng trách khi Gia Long trả thù tàn khốc, chu di cửu tộc. Có nhà sử nói nếu Nguyễn Huệ sống lâu hơn thì sẽ khác vì sẽ cho mở rộng thông thương, làm ăn nước ngoài. Chắc không phải. Bởi chỉ cần 1 nhiệm kỳ nếu làm ăn với Pháp thì chắc chắn các Linh mục như De Rhodes sẽ không giúp Nguyễn Ánh hết mình mà là cấu nối hòa hợp 2 nhà Nguyễn.
- Nhân quả: Chỉ vì Tây Sơn quật mồ mả 9 đời chúa Nguyễn nên khó mà thọ, sau này Nguyễn Ánh trả thù cũng là Oan oan tương báo mà thôi.
Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ SỰ SỤP ĐỔ CỦA NHÀ TÂY SƠN.
Sau khi thị sát đền tế Trời Đất, tôi rút ra mấy điểm như sau:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét