Nhãn

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

THẦU KIỂU TẦU


“Đầu tư trực tiếp FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1,5% tổng vốn FDI, nhưng "tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm" với tư cách tổng thầu EPC.
Chuyện tưởng như “biết rồi, khổ lắm nói mãi”, nhưng “khổ quá” những quan chức cs không cói đó là Đại nạn của quốc gia.
  • Lý do các doanh nghiệp Trung Quốc hay thắng thầu được cho trước hết là vì GIÁ THẤP, sau mới đến nghệ thuật “đi cửa sau”, “đi đêm” hay “dưới gầm bàn” của quân Tàu, hay bằng những chiêu trò PR rẻ tiền nhưng hiệu quả như mời các Lãnh đạo Việt Nam đi chơi, tham quan, học hỏi tại những thành phố lớn của Tầu, thậm chí bất cứ nơi nào họ muốn.
  • Nhiều Chủ đầu tư cứ nói nếu mời các Nhà thầu EU, G7 hay Hàn Quốc  thì “giá quá đắt, trong khi đó nhà thầu Việt Nam chưa đủ kinh nghiệm".
  • Cái giá thấp đấy qua mặt được những nhà quản lý thầu Việt Nam nhiều khi rất đơn giản như bỏ bớt khối lượng, bỏ bớt hạng mục… vì họ là người Thiết kế. Và sau khi nhà máy chạy ro ro đủ 72 tiếng đồng hồ, sâm panh đã bật, biên bản nghiệm thu bàn giao đã ký thì sự cố mới xảy ra, hoặc chỉ khi những cơ quan quản lý môi trường, an toàn, năng lượng của Việt Nam… vào cuộc yêu cầu bổ sung, họ mới “giật mình” đề xuất Chủ đầu tư “bổ sung” với “phát sinh”.
  • Chỉ vì cái mác giá rẻ đó mà Chủ đầu tư Việt Nam chấp nhận để Tàu Lách luật bằng các chiêu liên danh, chưa chắc là liên doanh với nhưng công ty ĐNA, công ty Việt Nam để thắng thầu rồi chịu trách nhiệm xây lắp gần như toàn bộ Dự án, những công ty liên danh ăn phí để chấp nhận cho các Nhà thầu Trung Quốc giết chết kinh tế Việt Nam.
  • Khi Trung Quốc nắm được thóp những tham quan từ cao nhất xuống thấp nhất, họ dễ dàng lobby từ chính sách cho tơi Phương thức đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá tới việc làm sai lệch kết quả đánh giá thầu. Từ “Đấu thầu rộng rãi”, Chủ đầu tư lấy lý do tiến độ gấp, công trình đặc biệt, an ninh quốc phòng… mà chuyển thành “Đấu thầu hạn chế”.
  • Để được cái giá rẻ đó, các nhà thầu Trung Quốc luôn mang vào Việt Nam không những công nhân lao động, mà cả nguyên vật liệu và trang thiết bị, có khi có cả quân nhân, bảo vệ, nhà sư, thầy phong thủy, cả khuân vác, phụ hồ...như 1 vạn công nhân sắp sang “Đồng Hóa”  tỉnh Hà Tĩnh, lập thủ đô tại Vũng Áng, lập cả Đền thờ Tổ tiên Hán gian…. dẫn tới tỉ lệ nội địa hóa bằng 0 (KHÔNG).
  • Và khi ký được hợp đồng họ đẩy sang chúng ta từ Nông dân, dân tộc thiểu số, là những thằng đầu trộm đuôi cướp, quân tù tội, lẫn với gián điệp, bần cố nông mất đất tại các tỉnh xa xôi… những người chấp nhận làm việc với năng suất gấp 2 Việt Nam mà lượng có khi chỉ bằng nửa.
  • Họ chuyển sang chúng ta những thiết bị máy móc lỗi thời, hàng thải loại, những vật liệu, vật tư mà không xuất đi được bất cứ đâu trừ Việt Nam và những vùng nghèo đói nhất của Trung Quốc.
  • Họ bịt mắt những Chủ đầu tư Việt Nam dốt nát bằng việc thi công trước chuyển Thiết kế sau, để thoát khỏi sự kiểm soát, cũng như cắt bỏ được những Hạng mục thiết yếu như đo lường, điều khiển hay kiểm soát sau vận hành.
  • Để lợi thế hơn những nhà thầu khác, họ đề xuất tiến độ ngắn nhất có thể, nhưng chưa từng có dự án nào được như vậy, khi kéo dài, họ đổ lỗi cho khách quan, cho các cơ quan công quyền Việt Nam, cho mưa, cho nắng….

TẤT CẢ CHỈ LÀ NGỤY BIỆN.

Giải pháp.

  • Đấu thầu rộng rãi gần như toàn bộ các gói thầu mà Trung Quốc có thể Bao thầu, đối với những gói thầu kỹ thuật phức tạp nhà thầu Việt Nam chưa đủ khả năng đáp ứng thì ưu tiên Việt Nam liên danh/liên doanh, ưu tiên Nhà thầu G7 mà không ưu tiên Trung Quốc, đồng thời lựa chọn hình thức đấu thầu 2 giai đoạn, 2 túi hồ sơ lựa chọn Công nghệ/thiết bị/kỹ thuật trước khi bàn tới vấn đề giá.
  • Đối với các Nhà thầu Trung Quốc, các Tiêu chí kỹ thuật đánh giá Đạt hay không về số lượng tư vấn, công trình đã thực hiện, năng lực tài chính, máy móc thiết bị, tới pháp lý và cả yếu tố Lao động sử dụng… thường bị bỏ qua, đặc biệt với những dự án có tí vốn của Tàu. Việc này nếu ngườ Việt Nam không tự giữ liêm sỷ của mình thì cũng chịu.
  • Tàu có câu “Dục tốc bất đạt”, vậy sao chúng ta không yêu cầu bắt buộc Hồ sơ thiết kế đầy đủ trước khi thi công, để luôn luôn nắm đằng chuôi. Khi dự án đang triển khai, họ yêu cầu tăng giá, nếu Chủ đầu tư không chấp thuận thì cũng không biết tiếp tục triển khai như thế nào mà nếu Chủ đầu tư có Hồ sơ trong tay, chúng ta sãn sàng mời thầu phần Dự án dở dang còn lại, cắt chi phí từ Nhà thầu Trung Quốc, từ thiết bị, vật liệu của họ để không làm ảnh hưởng tới Tổng mức đầu tư.
  • Xưa nay các Hồ sơ mời thầu ít đề cập tới Tiến độ, chi phí bảo hành, bảo trì, vận hành… như một phần của Tiêu chuẩn đánh giá thầu. Giá đánh giá của gói thầu mới dừng tới khi Bàn giao đưa vào sử dụng mà không tính tới Chi phí cơ hội do Công trình bị chậm tiến độ, Chí phí bắt buộc phải sử dụng Nhân công Việt Nam, (việc tính chi phí Nhân công quá thấp cần phải áp dụng mức PHẠT vì phá giá, thấp hơn giá thị trường Việt Nam là không thể chấp nhận, hãy đặt câu hỏi Trung Quốc có trợ giá cho Nhân công sang Việt Nam hay không), chi phí thay thế máy móc thiết bị bảo trì hàng năm, chi phí hóa chất, năng lượng sử dụng hàng quý, lợi nhuận thu hồi sau khi thiết bị hết khấu hao, đó là chưa kể năng suất thấp, khả năng tiêu thụ hết nguyên liệu, thu hồi cao nhất, phế thải ít nhất, lại còn giá sản phẩm từ dây chuyền của Trung Quốc chưa bao giờ là tối ưu…nếu tính tổng chi cho dòng đời dự án ví dụ 20 năm, tôi thề với các quý vị là Tổng chi phí của Nhà thầu Trung Quốc không bao giờ THẤP cả.
  • Nói là để giảm sự phục thuộc vào kinh tế Trung Quốc, vào thị trường giá rẻ, vào vốn FDI, ODA từ Trung Quốc, Chúng ta thử nghĩ xem so sánh GDP Việt Nam năm 2013 là 171,39 tỷ dollar Mỹ, trong khi đó lợi nhuận năm 2013 của 1 tập đoàn Exxon Mobil là 41,060 tỷ USD, của  Wal-Mart là 15,699 tỷ USD…. Trên 16800 tỷ dollar là GDP của Mỹ. Tức là nếu hợp tác với Mỹ chúng ta đâu có sợ gì, mà Sài Gòn có khi khôi phục được cái danh “Hòn Ngọc Viên Đông” ấy chứ.
Tuy nhiên, cái chứ “Tuy nhiên” này nghe “Buồn buồn”. Đặc phái viên Việt Nam vừa được cử sang Tàu chủ yếu là XIN LỖI và GIỮ đảng chứ vấn đề Kinh tế hay Chủ quyền là PHỤ, là Thứ yếu. Ta chỉ quen hô hào bằng mồm chứ không có thực lòng trong bụng, cả với Tàu, cả với Mỹ. Bản thân cũng HÈN kém, có ai tự hỏi sao chúng ta không phản công vào đất Trung Quốc cả 100km diệt tận ổ quân bành trướng năm 1979, sao không đánh đắm những tàu đã chiếm Gạc Ma hay Cô Lin, Len Đao năm 1988. Bởi chúng ta không dám thoát ra khỏi  Vòng Kiểm Tỏa của Tàu.
Cộng với cái bụng tham ăn của người Việt và cả một hệ thống Tham nhũng này thì mong gì thay đổi.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

VĂN HÓA VIỆT

Tôi là một người yêu nước, yêu tiếng Việt, văn hóa việt, cố sống cố chết bảo vệ danh dự quốc gia nếu bất cứ kẻ nào xúc phạm, sẵn sàng hy sinh vì đất nước, nếu cần. Nói vậy để mọi người hiểu tôi không có ý bôi xấu Văn hóa Việt một tý tị tì teo nào.
Tuy vậy, tôi lại hay đứng riêng 1 góc để nhìn đời theo một cách khác, xấu cũng được, quái dị cũng được…miễn là PHÁT HIỆN ra điều gì đó, có thể thức tỉnh người khác, hay đánh thức những con người mê muội. 
Giống như khi xưa, tôi và 1 cô bạn vào Nhà hát lớn xem ca nhạc, mình thì xem kết cấu thế nào, kiến trúc làm sao, thông gió ở đâu, thoát hiểm chỗ nào… thì cô kia lại đếm số khách, phân chia theo gia vé từ thấp tới cao, hàng dưới, hàng trên, nhân lên thành doanh thu rồi lại trừ đi chi phí cho mấy ca sỹ, cho dàn nhạc, cho ánh sang âm thanh, cho chi phí thuê nhà hát…. Sau đó đánh giá Chương trình chả lãi được bao nhiêu. Đó là trước, còn sau chương trình thì đánh giá thế nào, tôi quên rồi.
Ở cái Nhà hát lớn Hà Nội đó, kiến trúc của Pháp, gọi là lai căng, ấy vậy mà ai cũng thấy đẹp, ai cũng khen, công năng sử dụng luôn hết công suất từ ngoài vào trong. Chả ai yêu cầu Nhà hát phải đội nón, hay hình đài sen, dáng một cột, ở cổng cần Tứ phượng, ở đỉnh phải song long chầu nguyệt, ô cửa nguyệt phải có hình chữ vạn, nghê đá ở cổng, chó đá ở sảnh….
Ấy vậy mà bây giờ mọi người hô hào “Người Việt dùng linh vật Việt”, linh vật việt như Nghê đá, khỉ đá, chó đá, rồng thời Lý, thời Trần thay cho những con Sư tử đá LẠ, cũng không gọi là Linh Sư đang tràn lan trước cổng các cơ quan công quyền, đền chùa, miếu mạo. 
Đồng ý có sự LẠM DỤNG, ĐUA ĐÒI, KHOE MẼ tượng rồi hình khối đá non bộ mang tính chất Phong thủy, nhưng nói thật hình ảnh sư tử đời mới này GIỐNG THẬT hơn LINH VẬT VIỆT.
Chắc chắn thời xưa kỹ năng kém, tư duy lạc hậu mà hình Nghê Đá, Linh sư, chó đá, khỉ đá…CỰC KỲ đơn giản, chạm khắc hình rồng, phượng thì trừu tượng, tinh giản tới ngô nghê, còn cột trụ đồng tùy tiện tới cẩu thả.
Vậy thì hô hào làm gì, bớt đi chả được lại thêm vào.
Hiện đại chả được lại hoài cổ, áp đặt những giá trị quá cũ, lạc thời, ứng dụng cả Phong thủy lẫn Mê tín dị đoan cho thời đại Duy Vật này hay sao.
Nói thì cứ bảo tôi điêu, chứ chả đâu xa, ngay vài hôm trước, tại 1 Live concert.
Một ca sỹ Idol mê hồn người nghe nhạc say sưa từ đầu đến cuối với khoảng 20 ca khúc cả Pop cả Rock với Jazz và R&B, tiếng Việt với tiếng Anh.
Nhưng không khí Khán phòng thì vô cùng Sến Xẩm, nếu là buổi biểu diễn của Richard Clayderman, e hỏng mất.
Đầu tiên là sự coi thường người nghe của những người xem, phải chăng vé được Mời, được Tặng nên chẳng có giá trị mà Khách VIP cho mình cái quyền được đến sau ca sỹ 15 phút, những VVIP này nếu được phép chắc sẽ bắt ca sỹ hát lại những bài mà họ bị mất.
Phải nói, những người yêu nhạc, đói văn hóa họ coi trọng những buổi như vậy, coi như Bữa tiệc, họ ăn mặc sang trảnh, có khi còn hơn cả ca sỹ, đến sớm chọn chỗ đẹp, chụp hình selfie up lên facebook, rồi mới tắt điện thoại và chờ đợi.
Còn những người dư thừa văn hóa, dửng mỡ cứ vô tư đi qua trước mặt những người đã an vị, che hình ảnh đã đành, họ dẫm lên giầy một cô rất điệu, đá và chân một ông khá béo, có vị đứng dậy cũng không đủ, khép chân cũng chịu, chả lẽ co chân lên ghế, thôi đành dạng tè he cho họ bước qua. Mấy cô mặc đầm bó cũng đỏ, cũng đen, nhưng đùi trắng nõn vội đặt cái xắc lên đùi. Sự khó chịu nhường chỗ cho cái E lệ, ý tứ mà xấu hổ, quên bẵng đôi kia còn nợ họ một lời xin lỗi.
Sự qua lại “giao thoa” văn hóa này chưa dừng lại, chắc bởi anh chị trung niên này uống quá nhiều bia trước khi vào Cung, mà quên đóng bỉm, thế nên giữa buổi họ dẫn nhau đi vệ sinh như 15 phút coffee break sau đó mới quay lại xem tiếp hiệp 2. Cả dẫy, 20 con người lại Kính cẩn đứng dậy CHÀO họ “Ra và Vào”.
Ngẫm ra, mình không may mắn nên phải mua vé, giá vé đắt nên con cái không được thưởng thức, để biết về âm nhạc đương đại, để tiếp xúc với văn hóa thượng lưu…như 2 mẹ con phía sau. Đứa con chắc chưa biết nói, hay nghe nhạc Giao hưởng quen rồi mà gặp thể loại Pop, Rock, Rap… nó Khóc. Suốt buổi, cứ khoảng 15 phút nó lại rên rỉ đau đớn, lúc to lúc nhỏ, tương ứng với Âm lượng của giàn nhạc và Cao độ của bài hát.
Chen giữa tiếng khóc là tiếng cười, tiếng đùa, chọc lét, sờ soạng nhau của mấy cô cậu, mặt mũi thanh tú, thanh lịch váy trắng, lưng trần đầy mụn nhưng am hiểu showbiz. Họ tán tỉnh nhau rồi quay sang bình luận, từ vòng 1 bị Nâng lúc xẹp lúc phồng của ca sỹ, từ việc sửa mũi sửa cằm, mặt dài vếu nhỏ, tới mái tóc cắt ngắn, từ scandal hôn ông này ôm ông kia, tới vụ “Đánh ghen với 4 cái tát” từ người tình của đại gia hơn cô chục tuổi, từ cái váy có bong hoa to như cái quả mướp trước ngực, tới ông nhạc sỹ hói thấp hơn cả chục phân mang hoa lên tặng…Phải nói là những thông tin bên lề cực kỳ phong phú và đa dạng, hơn là im lặng nghe người ta hát. Phải nói đây là những bạn trẻ Uyên Thâm rất hiểu về Ca sỹ, trừ Âm nhạc.
Từ đầu chương trình, mấy cô bé đã biết khách mời có 1 Rocker tóc tai bờm xờm, có vẻ cô bé đến chỉ để ngắm thần tượng hát 1 bài, được nghe lại bài hát yêu thích nào đó, hay chỉ đơn giản được thấm cái chất gào rú. Thế nên khi nhân vật chính hát 7-8  bài, mấy em Sốt Ruột, bé đằng hắng, nhắc liên tục "sao chưa thấy Ảnh ấy ra nhỉ?"; "tớ thích nhất Ảnh, đẹp trai như diễn viên..."; “ảnh dẫn chương trình còn duyên hơn cả Xuân Bắc”. Nghe KHẤN nhiều như vậy, chắc cô ca sỹ chính phải hắt hởi, sổ mũi, nghĩ mà thương thay cho Nàng.


Cứ như mẹ con nhà Cám, giống hệt chị Oshin ở nhà, dẫn giải hàng giờ, từng tí một, li ti mi cứt gà cứt vịt về bộ phim Hàn Quốc đang xem, mà nội dung có thể gói gọn trong 3 câu.
Bù lại thì có những đối tượng chỉ thưởng thức thụ hưởng cái Thính chứ không quan tâm cái Thị. Trong lúc ca sỹ phiêu "Chỉ là giấc mơ" thì cậu chàng ấy bật lại "Cảm ơn tình yêu" để nghe bản thu trong Phòng, chắc chuẩn hơn, bật loa ngoài để mọi người cùng thưởng thức 2 trong 1. Đến bài Imagine thì cậu search Lyrics để kiểm tra trình độ tiếng Anh của cô ca sỹ. Còn tới bài “Saving All My Love For You” và Greatest Love of All” thì cậu lại nghe bản gốc của cố ca sỹ da màu, mỗi tội bật hơi bé, nhiều người hàng đầu không được thưởng thức cùng.
Phải chăng đây mới chất Văn hóa Việt, tính nông thôn dân dã đáng yêu trường tồn trong sự Xâm lấn của văn hóa đô thị. Sự tự nhiên của con người có phần nào bởi CÁ TÍNH nhưng không thể coi đó là GIA BẢO để tới đâu cũng khoe khoang như vậy.
Quay lại Nhà hát nhỉ, phía trong bao giờ cũng có những biển nhắc nhở không hút thuốc, không vét kẹo cao su, không ăn, kèm cả không khạc nhổ hay sỉ mũi… Ấy thế nhưng vì không có Cảnh sát, cũng không có chế tài nên những Biển cấm này thường bị phớt lờ.
Xem ca nhạc mà người ta cũng chen lấn xô đẩy, cứ như BON CHEN là một đức tính tốt.
Người ta hồn nhiên văng tục chửi thề cứ như đó là mốt thời thượng.
Họ chụp ảnh chung, đè nhau chụp ảnh với hoa, dẫm đạp lên cây, từ đè bôi bẩn lên tường, miễn là Kịp thời đúng Sự kiện, chụp cạnh bất cứ thứ gì có mầu, thậm chí cả bức tường để Đánh dấu “Nơi ta đã qua”.
Từ già tới trẻ cũng đều hồn nhiên xả rác ra nền, phi tăm vào gốc cây cảnh, trít kẹo cao su vào khe cửa, bôi dỉ mũi vào mặt dưới tay vịn. Phải thừa nhận có sự Kế Thừa và phát huy những truyền thống nay trong đại bộ phận người dân.
Từ nên văn hóa tiểu nông, sự tùy tiện này được “thừa kế” từ lớp cha ông tới lứa con cháu, rất Xã hội chủ nghĩa và tư tưởng vô sản.
Chưa hết, giữa một bài hát Mênh mang và phiêu diêu, day dứt, mọi người giật mình bởi tiếng điện thoại Xịn của một khán giả đáng kính, ánh đèn màn hình chói lòa mấy đôi mắt phía sau. Nói nhanh, tắt vội, vị khán giả thấy xung quanh im lặng như tờ vội vàng chữa ngượng Vỗ tay như đón lánh tụ. Phía cuối, một vài vị giật mình tỉnh ngủ đứng bật dậy, hù theo, vỗ tay, hò hét, gào thét, yêu cầu hát lại, như họ phát cuồng muốn cám ơn một tình yêu vu vơ nào đấy, nói chung là như đúng rồi.
Lỗi đôi khi cũng bởi đạo diễn, chọn Tông trầm cho Chương trình mà thiếu Trống, tiếng Trống Mê linh 2000 năm tuổi, đánh thức những tâm hồn đang chìm đắm trong mê cung âm nhạc. Một đoạn cao trào sẽ cắt ngắn cơn ngủ của những vị quý tộc.  Một “tiếng nổ” sẽ làm giật mình thính giả khiến họ bừng tỉnh dậy, sau đó sẽ đủ tỉnh táo để thưởng thức bài hát tiếp sau một cách trịnh trọng.
Mấy cụ hòa âm, phối khí cần phải rút ngắn các khoảng lặng để tránh ru ngủ người ta, vừa tránh nhàm mà những vị Thính giả sành sỏi không sợ mất nội dung bài hát họ đã biết mà lao vào những câu chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện bộ phim đang chiếu tối nay ở TV, chuyện bộ Váy rất hợp của người đối diện, nhưng bộ cánh con bé hàng đầu mặc mới kệch cỡm làm sao.
Vừa chuyện, họ còn chọc chân lên lưng ghế trên, ấn mặt người trên xuống, có nàng lại thò nghiêng những ngón chân thon qua khe giữa 2 ghế, chọc vào nách chị mặc đầm cúp ngực. Tiếng nhai bỏng ngô tí tách như mưa rơi, tiếng hút coca lúc khoan lúc nhặt như ống nước thời bao cấp.
Ta dễ dàng bắt gặp cảnh mọi người đi dạo phố, vừa xả rác xuống đường, thì ta cũng dễ dàng bắt gặp những cảnh thô tục nơi Đỉnh cao Văn hóa. Những hành vi đó cứ lặp đi lặp lại, truyền từ đời này sang đời sau, như QUỐC TRUYỀN vậy.
Sống đẹp nơi công cộng là biết tôn trọng người xung quanh, tôn trọng cái Không gian Văn hóa, chứ không chỉ là Mặc Đẹp.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

THẾ HỆ THANH NIÊN XHCN


Gần đây, những cuộc thi công chức các Bộ ngành Nhà nước được đặc biệt quan tâm. Hàng vạn hồ sơ mà chủ yếu là sinh viên mới ra trường và CCCC. Nhìn cảnh xếp hàng tràn ra đường để ứng thi vào Thuế với Hải quan mà rùng mình.
Một thực trạng đáng để lại suy nghĩ.
  • Người thất nghiệp nhiều quá, mà thanh niên lại càng đông, những người ứng tuyển rất nhiều Thạc sỹ thậm chí Tiến sỹ. Việc đào tạo với quá nhiều Đại học sản sinh cho xã hội một mớ hỗn độn, tạp nham, không đều dẫn tới mất cân đối trong xã hội, thành thử  rất thiếu Lao động chuyên ngành từ Cao đẳng hay Trung cấp. Một cách  nhìn khác là Thanh niên thời nay ghét lao động, chỉ thích hưởng thụ, rung đùi mà có Xiền.
  • Thay vì cần những người hiểu Doanh nghiệp về quản lý các Doanh nghiệp, như dùng Đầu gấu trị Xã hội đen, không dễ bị qua mặt hoặc bắt đắp lại những chỗ rò, thì đằng này lại tuyển toàn trẻ ranh điều hành chính sách cho những anh hùng “đầu đầy sỏi”. Vậy sao không bị mua, sao không bị lừa, mà động đâu hổng đấy, báo cáo là không quản lý được các cụ lại phán xanh rờn: CẤM.
  • Từ Người Lớn và từ thực trạng xã hội, Thanh niên phát hiện ra rằng, làm Kỹ thuật hay Chuyên môn không có đất sống. Có Mua bằng cũng chẳng làm được gì, nhưng nếu lọt được vào những cơ quan Công quyền như này, họ sẽ ăn trên ngồi trốc, hưởng vinh hoa phú quý, đời đời thái bình, dù có là bằng rởm hay không có chuyên môn thì chỉ cần Kỹ năng, đó là Kỹ năng “SỐNG”.
  • Một nền kinh tế vận động không bình thường khi các doanh nghiệp phải đóng cửa, sản xuất đình đốn thì Công chức và Viên chức cho các nhành Thuế, Hải Quan lại tăng. Tức là giá trị thặng dư, GDP của xã hội không bởi tạo ra từ sản xuất, Kinh doanh hay thương mại mà chỉ từ  Đóng Phế mà thôi. Họ, những cán bộ mới luôn tâm niệm một điều rằng chỉ có những Cơ quan NN đó mới là chỗ hái ra tiền, là chỗ mà họ sẽ hứng được tiền của Thiên hạ, ăn nhờ tiền của người khác, sống trên mồ hôi người lao động… còn việc sống chết của Dân đen: Mặc kệ, mặc bay.
  • Khi những cán bộ mới thiếu kiến thức, thiếu thực tiễn, chưa đủ trình để hiểu xã hội nó phức tạp như thế nào, để hiểu CNXH là gì thì làm sao bảo vệ quan điểm của họ hay dám bảo lưu bất cứ điều gì mới mẻ có thể ĐỔI MỚI cơ chế, mà họ dễ dàng bị đè nén, ép theo khuôn phép và hòa tan trong Hệ thống cũ kỹ, lạc hậu, trì trệ này. Họ vẫn chỉ là những kẻ cơ hội đời mới, những người thực dụng mà thôi.
  • Để thành Viên chức họ phải tuân theo Luật Công chức, phải hiểu CNCS là gì, đảng Cs là chi, có phải vì Yêu, Say, Lý tưởng, hứng thú, hay quan tâm? Chắc chả phải mà  đơn là là Cần cho con đường hoạn lộ. Chừng nào mà Tư tưởng này còn xâm chiếm tâm hồn những người thanh niên cs thì Phong trào học tập tấm gương Hồ chủ tịch cần đưa thành một lễ hội dẫn gian, diễn ra hàng năm.
  • Với lượng Ứng viên đông đảo như vậy cho thấy mong muốn và xu thế các hệ thống Bộ ngành sẽ còn phát triển, như vậy số lượng Bộ có khi cần tăng để chuyên môn hóa các ngành, giảm tải cho những Bộ trưởng sâu sát công việc, các UBND cần tăng từ Phường-Xã xuống tới mức Thôn-khu-làng-Xóm.
Vậy chúng ta có cần kỳ vọng vào những Thanh niên XHCN thời đại mới có thể thay đổi đất nước không. Chắc là không nên. 
Và ta cứ xác định là hết thế kỷ này không biết có lên được XHCN hay không nữa.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

HÀ NỘI CỦA TÔI XƯA


HÀ NỘI CỦA TÔI XƯA
Thời bao cấp, thỉnh thoảng, cuối tuần bố mẹ đưa cả nhà đi thăm bà trẻ đằng dốc Bác Cổ.
Con đường Tràng Tiền từ Bờ Hồ nhìn thẳng Nhà hát lớn sang trọng và quý phái khác hẳn khu Đồng Tâm, gần Trường Chinh, đối diện Bệnh viện Bạch Mai, heo hút và cỏ cây rậm rạp, dân sống chen với cỏ rác và bãi tha ma.
Thời đó nhà không cảm thấy thiếu văn hóa mà phải vào Rạp Công nhân, nhưng cái bụng thiếu chất lại rất cần bổ sung những năng lượng đặc biệt.
Đó là từ cây kem mang thương hiệu Tràng Tiền nổi tiếng, đối diện rạp.

Cây kem là quà các chú dì ở quê lên, dẫn tôi đi chơi Lăng Bác, Bờ Hồ, thân tặng.
Nước kem cốm được đổ vào khay chia ngăn như khay đá, cô công nhân áo xanh nhạt vừa cắm vừa phi que vào, ủn cả khay vào ngăn lạnh, nên vài cây kem sẽ có 2 que. Ăn xong, liếm tay, mang về làm que tính hay rải gianh.
Cây socola bọc lớp cakao đắng bên ngoài lớp sữa mềm mịn bên trong, ăn không khéo, vỡ ra như bánh đa, mà mút mát quá nó hòa lớp nâu đen vào lớp sữa thành váng như quét vecni. Lũ con tôi hình như thích kem ốc quế ăn được cả cái cốc. Sau này, nhiều loại kem ra đời, đa dạng nhưng ăn không đông như xưa, xe đạp chật đường.

Hồi ấy, cạnh hàng kem còn hàng phở mà cái bụng giun của tôi coi là số 1. Cọng hành dài vắt ngang bát, nửa trắng như ngọc, nửa xanh mướt lá. Nước không húp hết cũng gọi cái bánh mỳ chấm bằng sạch.

Sau bao năm, lần đầu không ăn, không mua sách mà chỉ ngồi cafe ở góc đường Nguyễn Xý, tuổi thơ dữ dội ùa về cùng cơn gió heo heo lạnh.

Nhìn đời trong trẻo dưới ráng chiều, trầm mặc mà yên bình.
Chợt lạnh người sợ hãi một ngày nào đường phải mở rộng thì bao tầng văn hóa lại lẫn vào gạch vụn.
Thật tiếc lắm thay.

 (Pr cho a Thắm và tặng ảnh cho các ae OG nhé) Thời bao cấp, thỉnh thoảng, cuối tuần bố mẹ đưa cả nhà đi thăm bà trẻ đằng dốc Bác Cổ.
Con đường Tràng Tiền từ Bờ Hồ nhìn thẳng Nhà hát lớn sang trọng và quý phái khác hẳn khu Đồng Tâm, gần Trường Chinh, đối diện Bệnh viện Bạch Mai, heo hút và cỏ cây rậm rạp, dân sống chen với cỏ rác và bãi tha ma.
Thời đó nhà không cảm thấy thiếu văn hóa mà phải vào Rạp Công nhân, nhưng cái bụng thiếu chất lại rất cần bổ sung những năng lượng đặc biệt.
Đó là từ cây kem mang thương hiệu Tràng Tiền nổi tiếng, đối diện rạp.

Cây kem là quà các chú dì ở quê lên, dẫn tôi đi chơi Lăng Bác, Bờ Hồ, thân tặng.
Nước kem cốm được đổ vào khay chia ngăn như khay đá, cô công nhân áo xanh nhạt vừa cắm vừa phi que vào, ủn cả khay vào ngăn lạnh, nên vài cây kem sẽ có 2 que. Ăn xong, liếm tay, mang về làm que tính hay rải gianh.
Cây socola bọc lớp cakao đắng bên ngoài lớp sữa mềm mịn bên trong, ăn không khéo, vỡ ra như bánh đa, mà mút mát quá nó hòa lớp nâu đen vào lớp sữa thành váng như quét vecni. Lũ con tôi hình như thích kem ốc quế ăn được cả cái cốc. Sau này, nhiều loại kem ra đời, đa dạng nhưng ăn không đông như xưa, xe đạp chật đường.

Hồi ấy, cạnh hàng kem còn hàng phở mà cái bụng giun của tôi coi là số 1. Cọng hành dài vắt ngang bát, nửa trắng như ngọc, nửa xanh mướt lá. Nước không húp hết cũng gọi cái bánh mỳ chấm bằng sạch.

Sau bao năm, lần đầu không ăn, không mua sách mà chỉ ngồi cafe ở góc đường Nguyễn Xý, tuổi thơ dữ dội ùa về cùng cơn gió heo heo lạnh.

Nhìn đời trong trẻo dưới ráng chiều, trầm mặc mà yên bình.
Chợt lạnh người sợ hãi một ngày nào đường phải mở rộng thì bao tầng văn hóa lại lẫn vào gạch vụn.
Thật tiếc lắm thay.

GỘI ĐẦU HÀNG


Ngày lấy vợ, anh ra hàng gội đầu lần đầu của quý đó, hôm sau anh lại đến khiến cô chủ ngạc nhiên hỏi anh có chuyện gì vậy, lo lắng và mẫn cảm.
Anh chỉ nói đi ăn cưới cho xong chuyện mà không nói đám cưới ai.
Anh đâu ngờ đó là bước sang ngang của cả cuộc đời cũng như những thứ hành hạ trong và ngoài cái sọ dừa của anh cứ nhằng nhẵng anh từ ngày đó.
Một lần, say, ra hàng gội đầu làng, cho giã rượu.
Cô bé khẽ kéo chiếc khăn mặt từ dây, hỏi anh dùng dầu nào?
  • Xmen. Em không có.
  • Romano. Em không có.
  • Pantene. Em không có.
  • Trời, vậy em có gì? ReJoy, anh gội k? đây là hàng gội nữ mà anh.
  • Ừ, thôi đành.
Đầu tiên, em trải khăn dưới u lưng, gấp ¼ vào trong cổ áo, xịt nước từ cái vòi xịt toilet, xoa dầu lên mớ tóc xoăn, rối bù, cào xuống tận da, bật máu. Kêu em khẽ thì em nương nhẹ hơn, móng khía xuống chân tóc chắc chừng 1ly, chưa làm bật tóc đen ra khỏi đầu. Những vết xước giờ to như con rết trên đầu anh còn những vết nhỏ hơn giờ mưng mủ, vẩy nến xanh đỏ, thi thoảng bong tróc ra cùng những mảng nấm và á sừng. Khi anh gãi chúng bay ra cùng đàn ruồi nhặng.
Rồi em hỏi anh có rửa mặt không, anh ự hừ trong cơn phê. Sau khi xoa nước rửa lên cằm, má với trán, Em xoáy hình chôn ốc xung quanh hốc mắt, chắc cho đỡ bị xoang, làm 2 đồng tử có cảm giác lúc chạy dạt sang đuôi mắt, lúc lại chụm vào sát sống mũi.
Đến lúc cô bé gập 2 ngón chỏ lại, ấn chặt vào 2 bên thái dương thì mắt gần như lồi ra, anh đã tỉnh được 1 nửa.
Để tránh làm giập lá mía, em chỉ giữ chặt Nhân trung cho thật rộng và sâu, gần như dính vào lợi hàm trên. Vừa giữ bằng ngón cái, những ngón còn lại em móc xuống dưới cằm, chỗ 2 cái hạch, tới lúc lưỡi anh bắt đầu lè ra mới thôi.
Bắt đầu bổ, tay em chụm lại như vái sống, băm xuống xuống cằm, xuống thái dương, lên trán, anh có cảm giác xương đỉnh sọ đã long dần ra, em chỉ cần khẽ gạt ra, lấy thìa múc như trong film Indiana Jones ăn óc khỉ vậy.
Tuy vậy, anh vẫn lờ mờ nghe thấy tiếng em hỏi có cạo râu không? May quá thế là thoát.
Nhưng chưa, em xối nước lên đầu lúc lạnh buốt, lúc lại bỏng rẫy, có cảm giác em chỉ khẽ nhấc là tóc trên đầu lột ra như lông vịt.
Xoa xoa mấy cái râu mọc tua tủa như tĩ gà, em kẹp cái banh xa lam vào giữa 2 ngón tay xinh đi từ cánh mũi xuống môi, rồi từ mép môi dưới xuống dưới cằm, ấy vậy mà cũng chém đôi Nhân trung, chẻ cằm thành 2 nửa, mai bên cao bên thấp, may mà không đứt cổ. Vết sẹo khóe môi vẫn còn như nhắc nhở anh phải luôn tươi cười với mọi người.
Lần 2, em xoa lại dầu gội cho lên bọt và bắt đầu vò cho tóc rối hẳn. Những vết đánh vì mát xa, mát gần của em có lẽ đã tan máu, gàu và dầu cùng tế bào mới chết có lẽ đã trôi theo dòng nước, anh đã tỉnh được ¾ rồi.
Đến cuối, cái khăn mặt thô ráp của em như đánh bay những nắp bọc trứng cá trên mặt, xoa liên tục lên đầu. Máy sấy bật nóng nhất thổi cháy vàng cả tóc, cổ áo của anh giòn tan, còn sống lưng của anh bỏng rẫy, rộp lên, mưng mủ như zona mất cả tháng.
Sau khi gội, tóc như Xơ và Khô hơn, chiếc lược cắm không giật được xuống phải bẻ bớt vài nanh mới lấy được ra.
Lúc này anh đã tỉnh hẳn, cảm ơn cô bé rối rít.
Hỏi ra mới biết em tên đâu như là Liễu, nhà gần ngã tư Liễu Đề, có chị trước học KTQD, xinh xắn, ngoan hiền, nhà bên sân Nhà thờ.
Giật mình, toát mồ hôi, xuýt thì mình sang ngang ở chỗ ấy.
Cô chị dịu dàng phúc hậu đến mức mẹ thằng bạn anh còn phải khen, xuýt xoa mong con bé ấy là con dâu nhà mình.
Có lần anh và thằng bạn, Tết, về tận nhà ẻm thăm, định nghiêm túc rồi đấy, mỗi tội 2 thằng sau nhường nhau mà mất liên lạc từ đó.
Cô em không biết đang học việc, hay là biết mình là anh rể trượt mà trả thù, gội đầu mà như đánh quân trộm chó.
Chạy vội, từ đó không ra quán nữa, nhưng đầu anh vẫn còn sẹo tới giờ.