
Thời bao cấp, thỉnh thoảng, cuối tuần bố mẹ đưa cả nhà đi thăm bà trẻ đằng dốc Bác Cổ.
Con đường Tràng Tiền từ Bờ Hồ nhìn thẳng Nhà hát lớn sang trọng và quý
phái khác hẳn khu Đồng Tâm, gần Trường Chinh, đối diện Bệnh viện Bạch
Mai, heo hút và cỏ cây rậm rạp, dân sống chen với cỏ rác và bãi tha ma.
Thời đó nhà không cảm thấy thiếu văn hóa mà phải vào Rạp Công nhân, nhưng cái bụn
g thiếu chất lại rất cần bổ sung những năng lượng đặc biệt.
Đó là từ cây kem mang thương hiệu Tràng Tiền nổi tiếng, đối diện rạp.
Cây kem là quà các chú dì ở quê lên, dẫn tôi đi chơi Lăng Bác, Bờ Hồ, thân tặng.
Nước kem cốm được đổ vào khay chia ngăn như khay đá, cô công nhân áo
xanh nhạt vừa cắm vừa phi que vào, ủn cả khay vào ngăn lạnh, nên vài cây
kem sẽ có 2 que. Ăn xong, liếm tay, mang về làm que tính hay rải gianh.
Cây socola bọc lớp cakao đắng bên ngoài lớp sữa mềm mịn bên trong, ăn
không khéo, vỡ ra như bánh đa, mà mút mát quá nó hòa lớp nâu đen vào lớp
sữa thành váng như quét vecni. Lũ con tôi hình như thích kem ốc quế ăn
được cả cái cốc. Sau này, nhiều loại kem ra đời, đa dạng nhưng ăn không
đông như xưa, xe đạp chật đường.
Hồi ấy, cạnh hàng kem còn hàng
phở mà cái bụng giun của tôi coi là số 1. Cọng hành dài vắt ngang bát,
nửa trắng như ngọc, nửa xanh mướt lá. Nước không húp hết cũng gọi cái
bánh mỳ chấm bằng sạch.
Sau bao năm, lần đầu không ăn, không
mua sách mà chỉ ngồi cafe ở góc đường Nguyễn Xý, tuổi thơ dữ dội ùa về
cùng cơn gió heo heo lạnh.
Nhìn đời trong trẻo dưới ráng chiều, trầm mặc mà yên bình.
Chợt lạnh người sợ hãi một ngày nào đường phải mở rộng thì bao tầng văn hóa lại lẫn vào gạch vụn.
Thật tiếc lắm thay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét