Nhãn

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

YÊN TỬ

Địa danh này gắn với Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm  (hay Sâm trong bộ Thủy) là vị vua thứ ba của nhà Trần, ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất của Việt Nam.

Năm Mậu Dần (1278), ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi.

Ông ở ngôi 15 năm,  đến năm Quý Tỵ 1293 ông nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (tức Trần Anh Tông) làm Thái Thượng hoàng, 3 năm sau khi Thượng hoàng Thánh Tông mất (1290).

Sau khi Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt chấm dứt, quá mệt mỏi và đau buồn vì cũng là năm vợ ông, Bảo Thánh hoàng hậu hay Khâm Từ Bảo Thánh hoàng thái hậu mất, bà là con gái Trần Hưng Đạo, bác ruột của ông.

Nói một chút về Mẹ ông là  Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, con gái thứ của An Sinh vương Trần Liễu, em của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Đến năm 1299 ông lên núi Yên Tử ẩn tu, pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đa, khai sáng Thiền tông phái Yên Tử, cũng gọi là phái Trúc Lâm. Xuất gia được 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng (Thái Bình).

Theo đó ông làm Thái Thượng hoàng 5 năm trước khi rũ bỏ bụi trần. Nhưng có tài liệu nói ông làm Thái Thượng hoàng 15 năm tức là tới khi chết tháng 12.1308.

Điều này cũng có thể coi là cơ sở vì con trai ông, vua Trần Anh Tông ở ngôi 21 năm (1293 – 1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm.

Rất khó để nói nước Đại Việt 15 năm từ 1299 tới 1314 không có Thái Thượng Hoàng. Nếu từ 1308 thì còn có thể hiểu được vì lúc đó ông mất rồi.

Lịch sử xa xưa cũng khó kiểm chứng

Ngay như chuyện con gái ông, Huyền Trân công chúa (1287 - 1340) làm lẽ cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, đến phía bắc Quảng Trị) năm 1306 theo lời hứa của ông với Chế Mân năm 1301, khi ông đi du ngoạn Chăm Pa (2 năm sau khi xuất gia).

Đến năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Lấy cơ sợ Công chúa phải lên giàn hỏa dù Ân huệ này chỉ được dành cho Hoàng Hậu, 2 vua cử người sang đón Công chúa về.

Sau 1 năm lênh đênh với Trần Khắc Chung, tháng 8.1308, Huyền Trân về đến Thăng Long, trước khi ông mất 4 tháng. Theo di mệnh của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (Bắc Ninh) vào năm 1309.

Nghĩa là trước lúc thăng tiên giới Trần Nhân Tông vẫn không quên di nguyện để con cháu phải theo.

Vài điều thôi để thấy không có nghĩa Xuất gia là bỏ hết bụi trần và không lo việc nước.

YÊN TÂM.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét