Nhãn

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

VỊ ĐẮNG TÌNH YÊU.


Đọc bài của cậu Vinh, cựu Hot boy, cựu lưu học sinh Nhật, lên mặt "sửa lưng, dạy đời" cho anh Johnathan Hạnh Nguyễn (JHN) vv kinh doanh tại Tràng Tiền Plaza (TTP), dù không phải dân thời trang (trừ thời trang rách nát kiểu Xây dựng), không sành ăn mặc, không nghiện hàng hiệu...nhưng dưới góc độ ngưỡng mộ những Nhà kinh doanh thành đạt (JHN quá xứng đáng được gọi như vậy), tôi cũng thấy nóng mặt.
(http://baoduhoc.vn/bai-viet/14682/cuu-du-hoc-sinh-nhat-sua-lung-vua-hang-hieu-jonathan-hanh-nguyen-khi-noi-ve-trang-tien-plaza.bdh)

Chơi thời trang Đắng lắm, đắng nhưng mà Nghiện.
Bài viết xuất phá từ ý thức cá nhân, từ định kiến hay theo đơn đặt hàng của các Trung tâm thương mại (TTTM) khác, hoặc đơn giản là từ yêu cầu của mấy ông bà về hưu mong muốn TTP vẫn phải phục vụ đại bộ phận người dân.
Trước tiên, khi viết về vấn đề gì thì ta nên hiểu Tổng quát 1 chút, thời trang 1 tý, bất động sản  1 tý, Văn hóa Xã hội 1 tý...
Đằng này, Thông tin bạn đưa ra không chính xác hoàn toàn, không cho thấy hết các khía cạnh đã vội Mắng người ta.
  1. TTP lần này chính xác là không đóng cửa mà chỉ sửa lại các tầng từ 3 trở lên. Kinh doanh có lỗ, có lãi, nhưng các cửa hàng trong đó đều chưa/không chết.
  2. Ngay trong những bản thiết kế đầu tiên, TTP dự kiến là 3 tầng hầm, và chiều cao hay số tầng còn mong muốn hơn. Nhưng Thành phố chỉ phê duyệt cho những công trình nằm trong quy hoạch sát Hồ Gươm chỉ có vậy, thế nên, ai cũng phàn nàn về tầng hầm của TTP chắc bây giờ sẽ hiểu tại sao.
  3. Giới giầu đủ mua hàng hiệu cao cấp giá vài ngàn đô đúng là Doanh nhân Sài Gòn đông hơn Hà Nội. Nhưng Việt Nam không giống nước khác, giới siêu giàu chủ yếu là CÔNG CHỨC, Không nói mọi người cũng biết trụ sở các Bộ, ngành ở đâu. Tôi có con số doanh thu của Hermès  ở Vincom A Sài gòn, khoảng 1 triệu USD/ tháng thì tại cửa hàng tại Metropole Hà Nội doanh thu khoảng 2 triệu USD/tháng, như vậy chắc cũng đủ ví dụ. Còn về doanh thu của LV tại tầng 1 của TTP cũng khoảng 1 tỷ đồng/1 ngày (nhắc lại là 1 ngày) cứ tính trung bình là 1 triệu USD/1 tháng. TTP chắc chắn không lỗ với phần thu từ việc thuê mặt bằng của các hang luxury này.
  4.  Ở Việt Nam cũng khác các nước ở mục Chi phí khác cấu thành nên Giá thành: thuế cao hơn, thuê VP cao hơn, hao phí nhiều hơn, chi phí "bất thành văn" thì rất đa dạng ...vậy thì giá cao hơn khu vực có gì lạ.
  5. Cái cách kiếm tiền ở Việt Nam cũng khác, con xe 70.000$ ở Mỹ, Đức mọi người lác mắt nhưng ở Việt Nam chắc không hiếm, đã thế họ còn biết thừa giá 70.000$ ở Việt Nam tương đương giá trị 20.000$ ở Mỹ vì vậy người bán và người mua đều cố "Tầm thường hóa" những món hàng đắt tiền. Họ cũng không quen phục vụ/được phục vụ luxury, không muốn ai nói họ giầu, chữ "đại gia" thường các anh Trọc phú mới thích.
  6. Cũng vì tàn dư của Bao cấp mà họ, khách hàng nhiều người sợ Nhân viên phục vụ (NV) đeo găng, họ sợ bị coi là Bệnh nhân. Còn khách hàng có người có nhiều tiền nhưng thiếu văn hóa, họ làm rách áo khi thử, vạch móng tay hay viết bút bi lên túi da...thế nên luôn Cảnh giác trước các loại khách hàng (chưa kể loại có tiền mà hay Tắt mắt).  NV sẽ chỉ đeo găng khi đưa đồ trang sức, đồng hồ cho khách, bạn đừng yêu cầu Người bán Omai hay chiếc áo phông vài chục ngàn cũng đeo găng trắng muốt. Chính vì vậy, đừng nhìn thái độ của cửa hàng qua cái găng, mà nhìn mặt mũi chân tay sạch, móng tay ngắn (để không cào vào vải), nhẹ nhàng và chuyên nghiệp khi tư vấn, phục vụ, thanh toán, bê khay, nâng niu chiếc đồng hồ mời bạn xem và mời rượu kể cả bạn không mua...đó là mức tiệm cận Thế giới rồi. Dưới nhà để xe họ ghi vé và vẫn chỉ dẫn chỗ đỗ cho các xe, trừ phi xe quá cỏ (đỗ đâu cũng được) thế là chấp nhận được.
  7. Chuyện hàng Dởm -Giả ở Việt Nam và những nước gần TQ không phải là hiếm, nhiều hiệu thời trang cao cấp cũng có hàng fake, có thể do ô chủ, có lúc do nhân viên. Nhưng ở TTP, hy vọng là Không.  Nếu có, các Công ty mẹ bên Mỹ, Ý, Đức... chắc sang đập chết còn các TTTM khác đã làm um lên một cách Hả hê rồi.
Vậy thì bài viết của bạn không đáng 1 xu, xin lỗi vì tôi lại sửa lưng bạn, nếu bạn cũng là "Doanh nhân thành đạt".

Bây giờ tôi sẽ đưa những nhận định của tôi về TTP nhé.
  1. Khi mở cửa, TTP chỉ đủ lấp đầy 2 tầng cho hàng Luxury, khách bình dân không dám vào vì các cửa hàng đều có Door man đeo găng trắng mở cửa cho khách, dân khiếp. Với những nông dân "bỗng dưng" thành người Hà Nội, chỉ biết Tăng Thanh Hà qua phim, họ quen bị "hiếp" rồi chứ được "trân trọng" như vậy, họ sợ và ngờ vực . Lúc đó anh Đực PTGD Công ty Đất Lành đã khuyên a JHN "Đóng béng cửa đi du lịch cho lành".
  2. Những sàn trống họ buộc cho các hãng rẻ hơn thuê với mục tiêu ngắn hạn là đa dạng hóa sản phẩm. Tết và Noel rồi hắn các bạn đã biết TTP đông như thế nào, hãng Furla bán tràn cả ra cửa thang máy; muốn thử đồ trong Mango HE phải lách qua các thùng hàng vì bán nhanh, nhập và điều chuyển hàng; học sinh ăn kem tươi loại 3000 VND trên Loteria xếp hàng tới cửa vệ sinh. Như các bạn thấy đấy, bây chừ nó chả khác gì cái Chợ, một cái chợ mát rượi.
  3. Tới giờ, thời điểm này sửa chữa TTP, tôi đoán mò nhé, họ điều chỉnh chiến lược Marketing/Kinh doanh. Khi đủ lượng khách VIP, thương hiệu và chất lượng hàng hiệu đc khẳng định, cần phải Tập trung vào Dòng hàng Trọng tâm, bỏ giá rẻ, khác những TTTM khác giống nhau như những giọt nước mắm, khi mà sắp tới những nhãn hiệu Khủng khiếp vào Việt Nam, trong đó phân nửa là đối tác của JHN. Đây chính là điều sở Thương Mại Hà Nội đang sợ, họ sợ dân Hà Nội mất chỗ mua hàng giá rẻ đầu xuân, mất chỗ tránh nóng những đêm hè, mất chỗ dạo mát ngày thu, mất điểm chụp ảnh Noel với Tết...
Thôi vậy đã, nhìn hình bạn chụp bên lọ giấy cafe Starbuck tôi biết bạn ĐIỆU nhiều hơn SÀNH, ở Việt Nam anh vẫn chưa uống cái đồ take away trong sân bay nước ngoài đó vì nhìn mấy cậu dắt xe lếch thếch, đi dép lê, áo bỏ ngoài quần, calo đội lệch... anh cũng háo hức đấy nhưng không dám uống, ngồi quán cũ cho nó Thoải mái, mà không bị anh em nó chửi là SỸ.
Vị đắng tình yêu nó phải thế, như phim vợ a JHN đã từng đóng í bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét